Nuôi con là công việc vất vả nhất của bất cứ ông bố bà mẹ nào. Bởi lúc này bé còn nhỏ nên sẽ liên tục gặp phải các vấn đề về sức khoẻ, có khi còn phải nhập viện liên tục. Trong số đó bé bị rộp trắng trong miệng là hiện tượng rất phổ biến. Tuy nhiên nếu có kinh nghiệm, các mẹ sẽ dễ dàng xử lý tốt hơn, giúp bé yêu sớm hết bệnh và phát triển tốt.
Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng rất dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng, điển hình như việc xuất hiện các vết rộp trắng, các đốm trắng ở trên lưỡi, trên nướu răng và toàn khoang miệng.
Những vết rộp trắng này không chỉ gây đau rát khó chịu mà nếu để lâu còn gây ra các bệnh viêm nhiễm khác làm ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ.
Nguyên nhân vì sao bé bị rộp trắng trong miệng?
Sở dĩ bé dễ gặp phải tình trạng này là bởi những nguyên nhân sau:
- Do do virus gây bệnh, thường gặp nhất là do bệnh tay chân miệng ra. Vius gây tay chân miệng sẽ tấn công niêm mạc khoang miệng tạo thành các đốm trắng.
Bé bị rộp trắng trong miệng chủ yếu là do nhiễm trùng nấm hoặc vius.
- Do bé bị nhiễm nấm, chủ yếu là nấm Candida – loại nấm chuyên gây bệnh ở vùng niêm mạc ẩm ướt của con người với triệu chứng đặc trưng là tạo ra nốt rộp màu trắng.
- Do bé gặp phải các chấn thương trong khoang miệng như bé cắn phải lưỡi, bé bị bỏng lưỡi dẫn tới tạo thành tổn thương.
- Do bé bị thiếu vitamin, nhất là vitamin C sẽ gây bong tróc, dễ bị lở loét miệng chân tay
- Do bé bị bệnh celiac hoặc là bệnh viêm ruột gây ra.
- Do sức đề kháng của trẻ kém, hệ miễn dịch non yếu nên dễ bị vius và nấm tấn công.
- Do mẹ không chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho con, lâu dần tạo cơ hội cho các tác nhân có hại phát triển gây ra bệnh.
- Ngoài ra bé bị rộp trắng trong miệng cũng có thể do bị aphthous. Aphthous gây ra các vết rộp trắng, sau đó chúng biến mất rồi một thời gian sau lại xuất hiện trở lại.
Đọc thêm: Cách điều trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng phương pháp dân gian
Bé bị rộp trắng trong miệng có đặc điểm gì?
- Về hình dạng, những vết rộp này sẽ có hình bầu dục hoặc là hình tròn.
- Màu sắc: vết rộp có màu trắng, xung quanh vết rộp chính là đường viền có màu đỏ.
- Vị trí xuất hiện: vết rộp thường mọc ở trên bề mặt lớp lót ở bên trong miệng, xuất hiện ở đầu lưỡi, trên mặt và dưới lưỡi, nướu răng hoặc có khi lan sang 2 bên má.
Trẻ bị rộp trắng trong miệng thường quấy khóc, ăn uống kém do đau rát khó chịu.
>> Tìm hiểu thêm: Vì sao trẻ sơ sinh bị nóng trong người và cách điều trị “một phát ăn ngay”
- Vết rộp này sẽ gây ra cảm giác đau rát và cực kỳ khó chịu cho bé, nhất khi khi bé ăn đồ ăn cay hoặc đồ mặn sẽ càng đau hơn.Cũng chính vì đau rát nên bé sẽ lười ăn, chán ăn, ăn kém, dễ bị sụt cân, người mệt mỏi hơn.
- Thậm chí có nhiều trường hợp bé bị rộp trắng trong miệng do nhiễm trùng còn dẫn tới sốt cao kéo dài, người mệt và đau bụng.
Chăm sóc và điều trị khi bé bị rộp trắng trong miệng
Để giúp bé yêu mau khỏi và tránh được những nguy hiểm do bệnh gây ra, bố mẹ nên áp dụng ngay một số biện pháp cơ bản sau đây:
- Mẹ nhớ cho bé súc miệng hàng ngày bằng nước muối sinh lý, mỗi ngày súc miệng tầm 1-2 lần nhằm diệt khuẩn, sát trùng, giúp bé dễ chịu. Với các bé còn nhỏ chưa tự súc miệng được thì mẹ dùng miếng gạc nhỏ quấn vào đầu ngón tay, nhúng vào nước muối rồi đưa vào miệng bé dơ thật sạch, nhất là vị trí có vết rộp, nhớ dơ nhẹ nhàng tránh gây đau.
- Nếu bé còn bú mẹ thì hãy cho bé bú sữa mẹ nhiều hơn. Như vậy sẽ vừa giúp cung cấp đủ nước cho bé giúp hạ sốt, cung cấp các chất dinh dưỡng cho con, đồng thời còn bổ sung nguồn kháng thể tự nhiên dồi dào từ sữa mẹ sẽ bé tăng sức đề kháng mau khỏi bệnh.
- Với các bé lớn hơn mẹ có thể cho con uống nhiều nước, uống liên tục với các ngụm nhỏ. Cách này giúp ngăn ngừa nguy cơ bé bị mất nước, hạ sốt nhanh, đỡ mệt mỏi.
Bài viết liên quan: Tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì an toàn và hiệu quả?
Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng cho bé với dung dịch nước muối để mau khỏi.
- Khi bé bị rộp trắng trong miệng mẹ nhớ cho con ăn uống đúng cách. Cụ thể:
+ Chỉ nên cho bé ăn cháo, súp hoặc canh, giúp bé dễ nuốt, đỡ phải nhai và tiêu hoá tốt.
+ Không cho bé ăn đồ cay nóng, nhiều gia vị, đồ chua, mặn gây kích ứng trong miệng.
+ Không ăn đồ cứng, dai, rắn, nhiều dầu mỡ, muối…
+ Ưu tiên thực phẩm có tính mát để giúp thanh nhiệt, giải độc, nhanh khỏi bệnh.
+ Sau khi bé ăn xong cần phải được súc miệng để tránh nhiễm khuẩn.
Bên cạnh đó mẹ nhớ phải tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C hoặc thức uống giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên để đó trẻ mau chóng hồi phục hơn.
>> Có thể bạn quan tâm: