Ban xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em là bệnh gì?

Giảm tiểu cầu ở trẻ em là một trong những dấu hiệu nguy hiểm cần được điều trị kịp thời vì dễ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Giảm tiểu cầu ở trẻ em là bệnh gì? Nguyên nhân nào gây ra bệnh

Ba loại tế bào máu quan trọng trong cơ thể của mỗi con người đó là: tiểu cầu, bạch cầu và hồng cầu. Trong đó, tiểu cầu đóng vai trò quan trọng nhất khi có nhiệm vụ cầm máu và bảo vệ cho thành mạch không bị rò rỉ. Giảm tiểu cầu ở trẻ em hay tiểu cầu thấp là tình trạng số lượng tiểu cầu bên trong cơ thể của trẻ bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Bằng cách xét nghiệm máu, các bác sĩ có thể biết được số lượng tiểu cầu trong cơ thể trẻ là bao nhiêu. Nếu số lượng tiểu cầu thấp hơn 15.000-400.000/ml máu có nghĩa là trẻ đã mắc chứng giảm tiểu cầu.

  Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bệnh lý này, trong đó những nguyên nhân phổ biến nhất được tìm ra bao gồm:

+ Tăng phá hủy tiểu cầu ở nhóm ngoại vi: Nguyên nhân này thường gặp ở những trẻ mắc các bệnh như: Đông máu trong lòng mạch cấp tính hoặc mãn tính khiến lượng tiểu cầu bị tiêu thụ lớn, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm virus nặng, cơ thể xuất hiện các u máu lớn…

+ Tủy xương là nơi sản sinh ra tiểu cầu, do vậy khi trẻ mắc phải một số bệnh như: suy tủy toàn bộ, bệnh ác tính ở tủy xương, ung thư tủy… sẽ khiến lượng tiểu cầu trong cơ thể bị giảm sút.

+ Một số nguyên nhân khác như: Nhiễm trùng nặng, bệnh quai bị, nhiễm ký sinh trùng, viêm gan, sử dụng một số loại thuốc kháng sinh/ hạ nhiệt/ cảm cúm…

Dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị giảm tiểu cầu

Khi trẻ bị giảm tiểu cầu, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng như sau:

+ Xuất hiện các nốt, chấm hoặc từng mảng bầm máu tụ bên dưới da.

+ Mũi, lợi, chân răng, tai… bị chảy máu.

+ Hội chứng chảy máu, đặc biệt ở da và niêm mạc.

+ Trẻ lên cơn sốt, mệt mỏi, đau đầu, quấy khóc, bỏ ăn.

  Các nốt, chấm, mảng bầm máu tụ là biểu hiện của bệnh giảm tiểu cầu

Các nốt, chấm, mảng bầm máu tụ là biểu hiện của bệnh giảm tiểu cầu

Trong trường hợp phát hiện chậm, bệnh trở nên nặng hơn, trẻ có thể bị xuất huyết các bộ phận bên trong cơ thể như: Nội tạng, não – màng não, hệ tiêu hóa, phổi… Mức độ thiếu máu của trẻ sẽ tương đương với mức độ chảy máu.

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh giảm tiểu cầu chính là các nốt xuất huyết hoặc chấm đỏ, bầm tím trên da. Vì thế, khi thay quần áo hoặc vệ sinh cơ thể cho trẻ, các mẹ cần lưu ý để phát hiện kịp thời nhé.

Điều trị bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ như thế nào?

Điều trị bằng thuốc là phương pháp duy nhất để giúp trẻ khỏi bệnh giảm tiểu cầu, tuy nhiên việc điều trị phải cần trải qua một thời gian dài thì mới có thể phục hồi hoàn toàn và không để lại biến chứng nguy hiểm nào.

  Điều trị tích cực kết hợp chế độ ăn chín, uống sôi để điều trị bệnh hiệu quả

Điều trị tích cực kết hợp chế độ ăn chín, uống sôi để điều trị bệnh hiệu quả

Với những trường hợp nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định cho bé dùng prednisone liều 1 – 2 mg/kg/ngày trong vòng 5 – 10 ngày. Sau đó liều lượng giảm dần cho đến ngày thứ 10 thì ngừng hẳn. Nếu bệnh đã nặng hơn, trẻ sẽ được điều trị bằng cách dùng thuốc kết hợp với truyền tiểu cầu và thăm khám đều đặn hàng tháng để theo dõi diễn biến bệnh.

Trong quá trình điều trị bệnh giảm tiểu cầu, các mẹ nên lưu ý những điều sau để việc điều trị hiệu quả hơn:

+ Nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều và tránh những hoạt động mạnh.

+ Vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ cẩn thận, tuyệt đối không được để trẻ bị xước niêm mạc miệng và lưỡi.

+ Thực hiện chế độ ăn chín, uống sôi.

+ Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ, khi thấy có biểu hiện gì bất thường phải báo ngay với bác sĩ để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Chỉ cần một chút không cảnh giác của phụ huynh, bệnh giảm tiểu cầu ở trẻ em cũng có thể trở nên nguy hiểm và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Hiểu đúng bản chất và điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ sớm khỏi bệnh và khỏe mạnh.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status