Bỏng bô xe máy là tổn thương không gây nhiều nguy hiểm nhưng người bị nạn cần nhiều thời gian để chữa lành. Nếu biết bỏng bô xe máy nên bôi thuốc gì không chỉ giảm được đau đớn, rút ngắn thời gian điều trị mà còn hạn chế tối đa nguy cơ để lại sẹo xấu trên da.
Những loại thuốc cần dùng khi bị bỏng bô xe máy
Bỏng bô xe máy là tai nạn bỏng nhẹ thường gặp trong cuộc sống. Nếu biết cách sơ cứu kịp thời, sử dụng thuốc điều trị phù hợp vết thương bỏng bô sẽ mau liền mà không để lại di chứng nguy hiểm. Theo đó, dưới đây là những loại thuốc người bị nạn nên sử dụng khi bị bỏng bô xe.
Sát trùng vết thương bỏng bô xe máy bằng nước muối sinh lý
Thuốc sát trùng vết bỏng
Vết thương bỏng bô sau khi được làm mát bằng cách ngâm nước cần được tiến hành sát trùng để rửa sạch vi khuẩn và da chết bám trên bề mặt da. Nước muối sinh lý và dung dịch Povidine là hai loại thuốc sát trùng phù hợp để sử dụng trong giai đoạn này. Oxy già hay cồn iot đều là những loại thuốc sát trùng không nên sử dụng vì chúng có thể gây chết mô và để lại sẹo xấu.
Thuốc điều trị vết bỏng
Bị bỏng bô xe máy nên bôi thuốc gì? Đó là một câu hỏi hợp lý trong khi trên thị trường có quá nhiều loại thuốc chữa bỏng, việc sử dụng đúng sản phẩm sẽ đem lại hiệu quả cao trong điều trị.
+ Thuốc dùng khi bị bỏng nhẹ: Bỏng nhẹ được hiểu là vết bỏng nông, diện tích bỏng hẹp, với vết bỏng này người bị nạn có thể tự điều trị tại nhà bằng các thuốc kháng khuẩn, sát khuẩn như axit boric, silver sunfadiazine 1%, sulfamylon acetat (mỡ mafenide 11,2%)... Ngoài ra còn sử dụng thuốc có tác dụng thúc đẩy quá trình tái tạo vết bỏng như: thuốc mỡ rau má, biafine, madecassol, hebermin, chitosan...
Điều trị bỏng bô xe máy bằng Oatrum Kids
Ngoài ra, Oatrum Kids gel cũng là sản phẩm nên sử dụng cho vết thương bỏng bô xe máy. Đây là sản phẩm chữa bỏng đầu tiên trên thị trường ứng dụng thành công hoạt chất Berberine thảo dược, kết hợp với Nano Cucurmin không những giúp chống viêm, kháng khuẩn cực mạnh mà còn tăng khả năng tái tạo và phục hồi làn da tổn thương nhanh chóng.
Bên cạnh đó, nhiều người khi bị bỏng nhẹ thường áp dụng các bài thuốc dân gian như: gel lô hội, mật ong, dầu mù u… Bài thuốc dân gian mặc dù chưa được y học hiện đại chứng minh công dụng nhưng nhiều người đã áp dụng thành công, tuy nhiên cũng không ít người gặp phải tình trạng kích ứng, nhiễm trùng. Do đó, người bị bỏng cần cân nhắc và tìm hiểu kỹ trước khi áp dụng.
+ Thuốc dùng khi bị bỏng độ 2 trở lên: Với những vết bỏng bô được xếp vào độ 2 mức độ nặng đã bắt đầu tăng lên, vì vậy việc điều trị trở nên khó khăn hơn. Với những vết bỏng sâu, diện tích bỏng lớn người bị nạn nên tới các cơ sở y tế để được điều trị. Tại đây, bác sĩ chuyên khoa có thể cho bạn sử dụng kem silver sulfadiazine 1% (Silvirin, Silvadene) giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng.
Nếu bị đau rát, sưng phù nề nhiều có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau paracetamol, ibuprofen, diclofenac...
Cùng thắc mắc bỏng bô xe bôi thuốc gì nhưng nhiều người không hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa mà tự ý sử dụng bột thuốc kháng sinh rắc lên vết bỏng. Tuy nhiên điều này hoàn toàn sai lầm vì có thể làm nặng thêm vết thương. Nguyên nhân là do bột kháng sinh sẽ tạo thành một lớp vỏ khô, dày như hàng rào vật lý cản trở việc thâm nhập của các yếu tố bảo vệ vết thương như máu, kháng thể, bạch cầu, kháng sinh đường uống, đồng thời hạn chế lên mô hạt và kéo da non (sự lành vết thương); làm phản ứng viêm tại chỗ tăng lên.
Kết hợp sử dụng thêm vitamin E và vitamin C để ngăn ngừa sẹo bỏng bô
Thuốc tăng tốc độ liền da và ngăn ngừa sẹo bỏng bô
Bên cạnh các loại kem/gel bôi ngoài da hay kháng sinh đường uống, để tăng tốc độ liền da, bổ sung collagen và ngăn ngừa sẹo, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm vitamin E và vitamin C. Ngoài ra, nghệ tươi cũng rất hiệu quả trong việc ngăn ngừa sẹo, tuy nhiên bạn chỉ nên sử dụng khi vết bỏng đã lên da non, nếu dùng trước thời điểm này sẽ khiến vết bỏng bị thâm đen.
Tham khảo: Bỏng bô xe mày nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Lưu ý khi dùng thuốc chữa bỏng bô xe máy
+ Không tự ý dùng thuốc chữa bỏng bô xe máy mà chưa hỏi ý kiến của dược sĩ chuyên môn.
+ Không sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc xuất xứ, có chứa thành phần hóa học gây hại cho da.
+ Không tự ý chọc vỡ các nốt phồng nước trên vùng da bị bỏng. Khi nốt phồng bị vỡ cần lau rửa, bôi thuốc và băng gạc lại cho tới khi lành hẳn.
Trong khi dùng thuốc cần theo dõi nhiễm trùng tổn thương bỏng. Nếu thấy nước chảy ra từ vết thương có mùi hôi, vết phồng bất thường (đau, đỏ, lan rộng, lâu lành da...) chứng tỏ vết phồng đã bị nhiễm khuẩn. Khi thấy sốt nhẹ, cảm giác đau tăng lên, xơ cứng vùng vết thương, tổn thương không lành trong 1 tuần… cần tới ngay cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.
Đọc thêm: