https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Bạn biết gì về hiện tượng đẻ bọc điều?

Bạn biết gì về hiện tượng đẻ bọc điều?

   Hình ảnh mẹ bầu trước và sau khi sinh con

 Hình ảnh mẹ bầu trước và sau khi sinh con

Đa số sau một quá trình đau đẻ thì đến khi sản phụ sinh con túi ối sẽ bị vỡ để chuẩn bị cho thai nhi chui ra khỏi bụng mẹ. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp hiếm, khoảng 1/80.000 ca sinh có những em bé chào đời mà vẫn còn ngọ nguậy trong túi dịch nước ối của mẹ được dân gian gọi là đẻ bọc điều. Đây được xem là điềm lành ở cả Việt Nam và trên thế giới với niềm tin những đứa trẻ này sẽ mang số mệnh sung sướng.

1. Đẻ bọc điều là gì?

Đẻ bọc điều là hiện tượng em bé sinh ra còn nguyên trong bọc nước ối của người mẹ và được đẩy ra ngoài trong quá trình chuyển dạ sinh. Đây được coi là dấu hiệu của sự may mắn và những trẻ chào đời như thế này sẽ luôn được chở che, bảo vệ, gặp nhiều thuận lợi trong cuộc sống.

Trẻ sinh bọc điều rất hiếm gặp bởi thông thường khi chuyển dạ, sau khi cổ tử cung đã mở, dưới tác động của cơ gò tử cung làm tăng áp lực trong buồng ối, màng ối sẽ vỡ, và nước ối chảy ra ngoài. Thông thường, màng ối rất mềm, mỏng và dễ vỡ. Do đó, tình trạng màng ối được giữ nguyên vẹn cho đến lúc em bé sinh ra rồi mới vỡ là rất hiếm gặp.

Trẻ em sinh bọc điều có thể xảy ra với cả sinh mổ lẫn sinh thường, tuy nhiên đa phần các bác sĩ đồng ý rằng hiện tượng này có tỉ lệ gặp khi sinh mổ lớn hơn.

   Trẻ sinh ra vẫn còn nằm nguyên vẹn trong bọc ối

 Trẻ sinh ra vẫn còn nằm nguyên vẹn trong bọc ối

2. Xử trí khi trẻ sinh bọc điều

Có một số trường hợp thai phụ chuyển dạ nhưng không kịp đến bệnh viện nên "đẻ rớt" và đẻ bọc điều. Nếu em bé sinh trong bọc điều, người mẹ và người thân trong gia đình phải xử trí thế nào để em bé không bị ngạt?

Khi thai nhi còn nằm trong bụng mẹ, máu từ mẹ qua nhau thai sẽ cung cấp đầy đủ ôxy để nuôi dưỡng thai nhi. Nếu quá trình tuần hoàn này bị ngưng trong trường hợp đẻ bọc điều thì nồng độ oxy trong máu thai nhi giảm xuống đột ngột, kích thích cơ quan hô hấp hoạt động, em bé sẽ thở để nhận nguồn ôxy từ không khí.

Nếu thai vẫn còn nằm trong buồng ối, động tác thở sẽ làm em bé hít nước ối vào phổi dẫn đến suy hô hấp, rất nguy hiểm. Do đó, người mẹ sinh con bọc điều cần xé ngay màng ối cho em bé tự thở và cắt dây rốn cho bé. Sau đó, người nhà phải đưa cả mẹ và con tới cơ sở y tế để được chăm sóc, nhằm giảm nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và con.

Như vậy đẻ bọc điều có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Có giải pháp nào để thai phụ không rơi vào trường hợp này? Cách chăm sóc trẻ sơ sinh đẻ bọc điều có khác gì so với trẻ sơ sinh bình thường?

Khi dây rốn được kẹp hoặc sổ nguyên bọc, sức khỏe em bé phụ thuộc vào sự trưởng thành của thai nhi và tình trạng suy hô hấp có thể xảy ra lúc này. Nếu trẻ sinh thiếu tháng hoặc nằm trong bọc ối quá lâu, sức khỏe của bé sẽ rất yếu, có thể bé sẽ tử vong nếu quá non tháng. Do vậy, bé cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn các bé sinh thường.

Để tránh sinh bọc điều tại nhà hoặc khi còn non tháng, ngay khi có biểu hiện đau thắt từng đợt do các cơn gò tử cung, thai phụ cần đến bệnh viện gấp. Điều này sẽ giúp bà mẹ lẫn thai nhi tránh được các nguy cơ.

3. Cận cảnh sinh em bé

Không phải mẹ nào chuyển dạ cũng sinh con liền mà điều bắt buộc là phải trải qua xuyên suốt một quá trình, đó được xem như là từng dấu mốc quan trọng trước khi sản phụ chính thức chào đón con yêu. Nếu biết sớm về quá trình cận cảnh sinh em bé sẽ phần nào giúp mẹ dễ dàng, chủ động hơn trong ca sinh thường của mình, hạn chế mọi cảm giác lo lắng, hồi hộp. Vậy cận cảnh ca đẻ thường như thế nào hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kĩ nhé!

        3.1. Cổ tử cung mở

Sinh nở là một trải nghiệm thực sự thú vị và bất ngờ đặc biệt với những người sinh con lần đầu. Mẹ đừng quá lo lắng bởi cơ thể con người đã được trao cho bản năng để thực hiện việc sinh nở tự nhiên và hầu hết đều an toàn.

Trong quá trình sinh con, cơ thể mẹ sẽ trải qua rất nhiều thay đổi và có thể nói cổ tử cung là bộ phận thay đổi nhiều nhất, đóng vai trò quan trọng trong việc chào đón một sinh linh bé nhỏ chào đời.

Quá trình cổ tử cung mở ra diễn ra như sau:

  •  Giai đoạn chuyển dạ sớm cổ tử cung mở 0 đến 3cm
  •  Giai đoạn chuyển dạ tích cực cổ tử cung mở 4 đến 7cm
  •  Giai đoạn chuyển dạ chuyển tiếp cổ tử cung mở 8 đến 10cm
  •  Giai đoạn cổ tử cung mở hoàn toàn là 10cm, ngay sau đó em bé chào đời

Mẹ hãy ghi nhận lại hình ảnh sinh con bắt đầu từ giây phút này nhé!

  Trẻ sinh ra vẫn còn nằm nguyên vẹn trong bọc ối

        3.2. Sự ra đời của thai nhi

Cho tới khi cổ tử cung mở hoàn toàn, sự thôi thúc để đẩy thai nhi ra ngoài qua ngã âm đạo vẫn tiếp tục và mạnh mẽ hơn. Cảnh sinh em bé không hề dễ dàng chút nào, các cơn co thắt vẫn tiếp tục và thai phụ có thể buồn nôn hoặc nôn. Tùy vào sự xuất hiện của đầu em bé mà các nữ hộ sinh sẽ yêu cầu bạn rặn mạnh hơn hoặc chậm lại và sau hết sẽ là một cơn rặn mạnh cuối cùng để em bé của bạn dễ dàng chào đời. Chứng kiến cận cảnh sinh em bé như thế này chắc hẳn các ông bố sẽ yêu thương mẹ nhiều hơn.

 Cận cảnh ca đẻ thường 

Cận cảnh ca đẻ thường 

Để sinh ra em bé là một cuộc vượt cạn vô cùng gian nan của người làm mẹ vì vậy hãy luôn ghi nhớ những hình ảnh sinh con đầy quý giá này các mẹ nhé!

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status