Chậm trễ, áp dụng sai cách điều trị là những nguyên nhân khiến vết loét ở người già gặp phải nhiễm trùng, hoại tử, đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng. Do đó, khi phát hiện cần áp dụng ngay cách chữa vết loét cho người già để ngăn ngừa biến chứng nặng nề xảy ra.
Vì sao người già là đối tượng chính bị loét da?
Người già thường gặp phải nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt khi người già bị hạn chế đi lại hay nằm liệt lâu ngày họ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bệnh tật, trong đó loét da, hoại tử da diễn ra phổ biến. Vì sao hiện tượng này thường xảy ra ở người già?
+ Thứ nhất: Do sức ép của các mô cơ thể lên một vùng da nhất định
Không cứ gì người già, bất kỳ người nào khi bị hạn chế vận động hoặc nằm liệt lâu ngày, lưu lượng máu đến các mô sẽ bị giảm đáng kể do chịu sức ép liên tục lên bất cứ phần nào của cơ thể. Khi đó, dòng máu đến các mô giảm đồng nghĩa với oxy và các chất dinh dưỡng nuôi máu cũng giảm theo, dẫn tới tình trạng thiếu dinh dưỡng tế bào tại một tổ chức da, các tế bào da dần chết đi (hoại tử).
Người già là đối tượng chính bị loét da
Ở người già, lực ép thường xảy ra ở vùng da không được đệm mỡ hoặc cơ bắp, lực tì đè trực tiếp bởi xương cùng cụt, xương bả vai, cột sống, hông, gót chân, khuỷu tay… Nếu không tìm cách chữa vết loét cho người già kịp thời sẽ khiến tình trạng ngày càng nghiêm trọng.
+ Thứ hai: Do ma sát giữa xương và mô da
Khi xương và mô da di chuyển ngược chiều nhau, xương di động, còn mô da vẫn nằm yên, tạo nên ma sát giữa xương và mô da gây áp lực lớn khiến da bị tổn thương nặng nề, lâu dần sẽ dẫn tới lở loét.
+ Thứ ba: Do ma sát giữa quần áo, giường ngủ lên da
Với người già việc lưu thông máu và vận chuyển dinh dưỡng đến các tế bào kém hơn như những người trẻ tuổi nên một số tổ chức da nhạy cảm hơn cộng thêm việc nằm lâu ở một tư thế có mồ hôi gây ẩm da. Khi gặp ma sát giữa quần áo hay giường ngủ cũng khiến da bị tổn thương, bong lớp da bên ngoài. Nếu tiếp diễn nhiều lần trong thời gian dài sẽ khiến vết thương trở thành vết loét.
Cách chữa vết loét cho người già ngay tại nhà
Nếu bạn nghĩ vết loét ở người già không nghiêm trọng là hoàn toàn sai lầm. Bởi vết loét nếu không được điều trị sẽ dẫn tới biến chứng viêm tế bào, nhiễm trùng máu hoặc ngộ độc máu. Nhiễm trùng xương và khớp cũng rất phổ biến, điều này khiến người bệnh hỏng sụn tế bào, giảm chức năng khớp và chi…
Sát trùng vết loét bằng nước muối sinh lý
Để áp dụng cách chữa vết loét cho người già, bạn nên thực hiện theo những phương pháp sau:
Sát trùng vùng da bị loét, loại bỏ tế bào chết
Sát trùng là bước đầu tiên trong quy trình điều trị vết loét. Khi vết loét được loại bỏ tế bào chết và các mô mủ sẽ hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị diễn ra nhanh hơn.
Khi sát trùng vết loét, tuyệt đối không sử dụng oxy già vì có thể làm chết các mô lành và khiến vết loét diễn biến nặng hơn.
Dùng Oatrum Gold thoa lên vết loét
Vết loét sau khi được làm sạch bằng nước muối sinh lý, tiếp tục sử dụng Oatrum Gold để điều trị. Nhờ khả năng chống viêm, kháng khuẩn vượt trội, Oatrum Gold tạo thành “lá chắn” bảo vệ vết loét khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn từ bên ngoài môi trường. Bên cạnh đó, các thành phần tự nhiên trong sản phẩm sẽ nhanh chóng giúp giảm đau rát, sưng đỏ tại khu vực vết loét. Bên cạnh đó, Oatrum Gold giúp duy trì độ ẩm cho da, kích thích tái tạo mô mới từ trong ra ngoài để đẩy nhanh quá trình liền da, ngăn ngừa sẹo.
Oatrum Gold giúp điều trị vết loét hiệu quả cao
Oatrum Gold là cách chữa vết loét cho người già đem lại hiệu quả cao, người bệnh nên sử dụng 3 lần/ngày vào sáng, trưa, tối, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng.
Băng bó vết loét
Vết loét khi được bảo vệ khỏi tác động từ môi trường bên ngoài sẽ càng nhanh hồi phục. Vì vậy, sau khi thoa gel Oatrum Gold nên dùng gạc y tế băng vết loét lại.
Khi nào nên sử dụng kháng sinh?
Trong trường hợp vết loét diễn biến ngày càng sâu và rộng, người bệnh cần được đưa tới các cơ sở y tế để bác sĩ chuyên khoa chăm khám. Tại đây, nếu vết loét xuất hiện nhiễm trùng hoặc hoại tử sẽ được áp dụng kỹ thuật hiện đại để điều trị, đồng thời người bệnh có thể được kê thuốc kháng sinh bôi ngoài da hoặc uống toàn thân để phòng ngừa nhiễm khuẩn giúp đem lại hiệu quả nhanh.
Bên cạnh việc áp dụng cách chữa vết loét cho người già, để ngăn ngừa vết loét xuất hiện, người chăm sóc cần thực hiện các biện pháp sau:
Phòng loét da cho người già
+ Với người sử dụng xe lăn cứ 15 phút phải di chuyển người bệnh 1 lần.
+ Nếu người bệnh bị liệt nằm trên giường, cứ 2 tiếng di chuyển 1 lần.
+ Thường xuyên kiểm tra xương cụt.
+ Giữ cho da người bệnh luôn được khô ráo, sạch sẽ để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công.
+ Duy trì chế độ dinh dưỡng đầy đủ nhằm tăng đề kháng và chữa lành vết thương.
+ Hỗ trợ người bệnh vận động nhẹ nhàng, hoặc người chăm sóc cần thực hiện các bài tập massage cho người bệnh nhằm tăng cường lưu thông máu.