https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Ý nghĩa về chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi

Ý nghĩa về chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi

Trong suốt quá trình mang thai 40 tuần, các mẹ phải đặc biệt quan tâm tới các chỉ số phát triển cơ thể của bé để xem con có phát triển tốt không. Điển hình trong đó chính là các chỉ số về chiều dài xương đùi thai nhi. Ngoài ra còn phải kể tới các chỉ số khác như đường kính lưỡi đỉnh, chiều dài đầu mông, chiều dài xương mũi hay khối lượng thai…

Các chỉ số thai nhi cơ bản mẹ cần biết

Thông qua các chỉ số thai nhi có từ kết quả siêu âm sẽ giúp bác sỹ có thể chẩn đoán được tình trạng phát triển của bé bình thường hay không. Cụ thể:

 Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi giúp đánh giá sự phát triển của bé trong bụng mẹ.

Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi giúp đánh giá sự phát triển của bé trong bụng mẹ.

- FL (Femur length): là chỉ số đo chiều dài xương đùi.

- GA (Gestational age): chỉ số tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối.

- GSD (Gestational Sac Diameter): là chỉ số được đo trong những tuần đầu thai kỳ.

- BPD (Biparietal diameter): chỉ số đường kính lưỡng đỉnh.

- EFW (Estimated fetal weight): chỉ số đo khối lượng thai ước đoán.

- CRL (Crown rump length):  chỉ số chiều dài đầu mông.

-NBL là chỉ số đo chiều dài xương mũi. 

Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi có ý nghĩa gì?

Mẹ nên biết chiều dài xương đùi thường được tính theo từng tuần tuổi. Sở dĩ bác sỹ sẽ thường hay đo chỉ số này trong mỗi lần siêu âm là để giúp xem thai nhi có phát triển bình thường hay không bình thường. Đối với những thai nhi mà có chiều dài xương đùi bình thường thì các mẹ bầu hoàn toàn yên tâm vì con đang phát triển tốt mẹ nhé!

Ngược lại nếu như chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần mà lại ngắn hơn so với bình thường thì rất có thể bé đang có nguy cơ bị các hội chứng dị tật bẩm sinh nào đó. Cụ thể nếu kết quả siêu âm chỉ ra xương đùi của bé ngắn có khả năng bé sẽ bị hội chứng Down gấp 2-3 lần so với các bé khác. Nhưng đó cũng chỉ là nguy cơ chứ không phải chắc chắn là bé bị Down, bởi không phải em bé nào có chiều dài xương đùi ngắn đều bị Down.

 Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần.

Chỉ số chiều dài xương đùi thai nhi theo tuần.

Tuy nhiên cũng dựa vào thông số đó để bác sỹ đánh giá thai nhi của bạn có bị hội chứng Down hay không. Dựa vào đó bác sỹ sẽ kết hợp cùng với các phương pháp khác để đánh giá cụ thể, ví dụ như kết hợp đo độ mờ da gáy (hay khoảng sáng sau gáy), tiền sử bệnh tật của mẹ, xét nghiệm ADN hoặc xem xét các yếu tố di truyền gia đình khác…

Ngoài ra muốn biết được xương đùi của thai nhi có tốt hay không cần phải đo mật độ khoáng xương cũng như các thông số khác để đánh giá. Do đó nếu mẹ cảm thấy không yên tâm có thể yêu cầu bác sỹ làm thêm một số xét nghiệm cần thiết khác.

Các yếu tố làm ảnh hưởng tới chiều dài xương đùi thai nhi

- Yếu tố di truyền: đây được xem là một trong các yếu tố quan trọng, mang tính quyết định đến chỉ số chiều dài xương đùi của thai nhi. Theo thống kê nó thường chiếm khoảng 23% trường hợp. Điều này có nghĩa là nếu như cha mẹ hoặc ông bà mà sở hữu chiều cao không được chuẩn, người thấp, chân ngắn thì bé yêu cũng sẽ có xương đùi ngắn.

- Chế độ ăn uống của mẹ khi mang thai: các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ cũng có ảnh hưởng khá lớn đến độ dài xương đùi của con. Theo đó nếu trong quá trình mang bầu mà mẹ bổ sung đầy đủ chất, ăn uống tốt, nhất là canxi và sắt thì bé sẽ đạt chiều cao tốt nhất. Ngược lại nếu ăn uống thiếu chất sẽ khiến bé chậm phát triển, vì thế bé sẽ thấp và còi xương hơn bình thường.

Để đảm bảo chiều dài xương đùi thai nhi tốt nhất thì mẹ nhớ bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu như canxi, vitamin D, đạm, i-ốt, a-xít folic, sắt và các a-xít béo không no (DHA, ARA)… trong giai đoạn mang thai. Nhớ đảm bảo cân đối giữa các chất đó để bé phát triển đều, tránh bổ sung quá nhiều 1 chất còn chất khác thì thiếu.

 Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng như canxi, sắt, vitamin D giúp bé phát triển xương tốt.

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng như canxi, sắt, vitamin D giúp bé phát triển xương tốt.

- Thói quen sinh hoạt của mẹ: một số thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày của mẹ cũng làm ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé như uống nhiều nước ngọt, bia, rượu, hút thuốc lá, ma tuý, thức khuya nhiều. Vì thế mẹ cần thay đổi ngay những thói quen này và thiết lập cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh.

- Môi trường sống của mẹ: nhiều nghiên cứu khoa học cũng chứng minh được chiều dài xương đùi thai nhi cũng bị ảnh hưởng bởi môi trường. Theo đó nếu môi trường mẹ sống mà bị ô nhiễm, độc hại sẽ khiến cân nặng của bé giảm, chiều cao cũng giảm.

Thông qua các yếu tố trên, mẹ có thể chủ động thay đổi và điều chỉnh để giúp bé yêu có điều kiện phát triển một cách toàn diện nhất.

>>Có thể bạn quan tâm:

>>> Bà bầu ngứa vùng kín phải làm sao? Dùng thuốc gì?

>>> Nhận biết hiện tượng ra khí hư khi mang thai

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status