https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Các chỉ số phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi

Các chỉ số phát triển của thai nhi 20 tuần tuổi

Trong suốt thời gian mang thai 40 tuần thì thai nhi 20 tuần được xem là cột mốc quan trọng của thai kỳ. Lúc này mẹ cần đi siêu âm, kiểm tra để nắm rõ hơn về sự phát triển của con cũng như thay đổi của bản thân. Đồng thời từ đó có những điều chỉnh về chế độ ăn uống và sinh hoạt cho phù hợp để giúp bé yêu phát triển một cách toàn diện nhất.

Thai nhi 20 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Bước tiến quan trọng của thai nhi ở giai đoạn này đó chính là tóc bé đã mọc dày hơn và dài hơn so với các tuần trước đó. Đồng thời các tế bào thần kinh cũng đã hoàn thiện được chức năng của mình. Nhờ đó mà giúp các giác quan của thai nhi phát triển tốt, lúc này bé đã có thể nghe được, ngửi, nếm, nhìn và sờ được.

Hơn nữa các tế bào thần kinh trong giai đoạn này sẽ tập trung vào kết nối chứ không đơn thuần là thiên về sản sinh như trước nữa. Vì thế chỉ cần âm thanh tiếng động lớn từ bên ngoài cũng có thể tác động tới bé và bé sẽ ngay lập tức phản xạ lại với các âm thanh đó.

 Thai nhi 20 tuần tuổi đã hình thành rõ cơ quan sinh dục.

Thai nhi 20 tuần tuổi đã hình thành rõ cơ quan sinh dục.

Khi thai nhi 20 tuần tuổi cũng là lúc bé biết nuốt dịch ối, thận cũng sản sinh ra nước tiểu. Đồng thời cơ thể của thai nhi cũng sẽ bắt đầu sản xuất ra phân su có màu xanh hoặc là màu đen. Các cơ quan khác trong cơ thể bé cũng tiếp tục phát triển cũng như hoàn thiện dần dần các chức năng của mình.

Thêm vào đó ở thời điểm này cơ quan sinh dục của bé đã hoàn thiện hơn và tiếp tục phát triển. Cụ thể ở các bé trai đã hình thành tinh hoàn và bắt đầu di chuyển từ bụng xuống dưới bìu. Còn ở bé gái thì tử cung và âm đạo cũng di chuyển về đúng vị trí rồi tiếp tục phát triển hoàn thiện rõ nét hơn trong các tuần tiếp theo.

Thai nhi 20 tuần tuổi đạp như thế nào? Lúc này các cú đạp của bé không còn nhẹ như trước nữa mà bé sẽ đạp mạnh và đạp rõ ràng hơn so với giai đoạn trước. Chính bởi vậy mà đôi khi mẹ sẽ thấy đau nhói và khó ngủ do bé đạp nhiều. Cũng từ đây bé sẽ càng hiếu động hơn, bé liên tục hoạt động ở trong bụng mẹ cho tới tận khi chào đời.

Ngoài ra ở tuần thai này, bé sẽ xuất hiện thêm một lớp phủ màu trắng ở xung quanh cơ thể. Người ta gọi đó là lớp màng giúp bảo vệ làn da mỏng manh của bé, giúp em bé tránh được các tác động mạnh từ phía bên ngoài. 

Thai nhi 20 tuần nặng bao nhiêu gram?

Lúc này bé nặng khoảng 320- 340gr, bé dài khoảng 27cm và kích thước gần tương đương như một trái chuối. Chính bởi sự gia tăng kích thước và cân nặng như vậy nên mỗi khi bé đạp và huých mạnh là mẹ sẽ thấy đau nhói và tỏ ra khó chịu hơn.

 Kích thước của thai nhi 20 tuần tầm như một quả chuối.

Kích thước của thai nhi 20 tuần tầm như một quả chuối.

Da bé còn hơi nhăn nheo do chưa đủ trọng lượng để làm đầy, đặc biệt lớp mỡ ở bên dưới da của bé cũng đã dày hơn tuần trước, trông bé giống như một đứa trẻ thực sự. Ở giai đoạn này bé sẽ tập trung phát triển và hoàn thiện nốt các cơ quan chức năng ở trong cơ thể. Cho nên bé sẽ cần nhiều năng lượng và là lúc mẹ ăn uống tốt nhất giúp bổ sung dinh dưỡng để con yêu có thể phát triển khoẻ mạnh.

Tại sao cần phải siêu âm khi thai được 20 tuần tuổi?

Các chuyên gia thường khuyến cáo các mẹ bầu nên siêu âm ít nhất là 3-4 lần trong suốt hơn 40 tuần mang thai nhằm mục đích dự đoán tình trạng sức khỏe của thai cũng như nắm được sự phát triển của thai nhi. Trong số đó thì siêu âm khi thai nhi 20 tuần là thời điểm quan trọng và cần thực hiện. Lúc này bác sỹ sẽ siêu âm để giúp mẹ nắm rõ hình thể của thai nhi, đồng thời có thể sớm phát hiện những bất thường nếu có.

Đặc biệt từ 20 tuần trở đi cũng là lúc cân nặng của bé phát triển tốt, bé lớn và cứng cáp hơn, bé di động một cách linh hoạt trong buồng tử cung nên khi siêu âm sẽ giúp dễ phát hiện được các bất thường về hình thể của thai nhi so với các tuần trước đó.

 Siêu âm thai tuần thứ 20 để chẩn đoán sự phát triển của bé.

Siêu âm thai tuần thứ 20 để chẩn đoán sự phát triển của bé.

Hơn nữa các cơ quan nội tạng trong giai đoạn này của thai nhi cũng đã hình thành và được phân chia khá rõ rệt nên mẹ sẽ dễ dàng quan sát hơn. Phương pháp siêu âm chủ yếu thời điểm này là siêu âm 3D hoặc 4D giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác tình trạng thai nhi và khảo sát các dị tật. Em bé gần như hoàn thiện nhưng vẫn chưa gây chật chội buồng ối, nước ối nhiều hơn nên siêu âm dễ dàng quan sát hơn các tuần lễ sau.

Bắt đầu từ thời kì này mẹ bầu có thể gặp phải chứng giãn tĩnh mạch do nồng độ hormone tăng cao và làm tĩnh mạch dễ căng lên. Lượng máu tăng lên tạo áp lực cho tĩnh mạch vì thai liên tục phát triển, bên cạnh đó tử cung to lên theo thời gian, chúng sẽ đè vào tĩnh mạch, lưu thông máu không tốt, nên tĩnh mạch bị tắc nghẽn. Do đó mẹ nhớ dành 30 phút mỗi ngày để đi lại hoặc tập thể dục nhẹ nhàng để tạo cảm giác thoải mái.  

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46