https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Bật mí những thay đổi kỳ diệu của thai nhi 23 tuần

Bật mí những thay đổi kỳ diệu của thai nhi 23 tuần

Bước sang giai đoạn thai nhi 23 tuần cũng là lúc bé đã phát triển tương đối cả về hình dáng, cân nặng và các cơ quan nội tạng. Kéo theo đó những hoạt động của em bé ở trong bụng mẹ cũng nhiều hơn, hiếu động hơn. Nắm được những thay đổi của con ở giai đoạn này sẽ giúp mẹ có những điều chỉnh phù hợp để giúp bé yêu phát triển tốt nhất mẹ nhé!

Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Nhìn chung ở thời điểm này hầu hết các bộ phận cơ quan quan trọng của bé yêu đã được hình thành đầy đủ nhất. Thậm chí các bộ phận này cũng đang hoạt động và thực hiện tốt chức năng của nó, ví dụ như tim đang hoạt động hết công suất để bơm máu, thận đã biết bài tiết ra nước tiểu, phân su tạo thành…

Bên cạnh đó thai nhi 23 tuần tuổi cũng đang phát triển các giác quan mạnh mẽ nhất. Chiều dài cơ thể phát triển cân đối với các bộ phận, lúc này trông bé đã đầy đặn hơn so với thời điểm tam cá nguyệt đầu tiên, trông bé đáng yêu hơn nhiều.

 Các bộ phận của thai nhi 23 tuần đã phát triển tương đối cân bằng.

Các bộ phận của thai nhi 23 tuần đã phát triển tương đối cân bằng.

Đặc biệt là chân và tay của bé trong tuần này cũng đã cứng cáp hơn nên hoạt động nhào lộn trong bụng mẹ diễn ra tích cực hơn. Mẹ cũng sẽ thấy thai nhi 23 tuần đạp nhiều hơn, thậm chí bé còn dùng lực mạnh để thực hiện các động tác như đá, đạp, đấm, vặn mình, bé biết xoay người, nhào lộn trong bụng mẹ. Với các động tác mạnh như thế không khó để bản thân mẹ dễ dàng cảm nhận được cú đá đó.

Cũng ở thời điểm thai nhi 23 tuần này, não cùng vị giác của thai nhi cũng đang phát triển một cách nhanh chóng. Các dây thần kinh ở trong não đã kết nối lại với nhau, vì thế mà hoạt động của bé lúc này cũng mang tính mục đích hơn so với trước.

Đồng thời giai đoạn này phổi của con cũng đang hình thành nên các nhánh nhỏ trong hệ hô hấp. Các tế bào cũng đã sản xuất ra surfactant - chất này có tác dụng giúp phổi có thể hít được đầy không khí ngay khi bé chào đời và tiếp xúc với thế giới bên ngoài. 

Ở giai đoạn 23 tuần tuổi, da của em bé vẫn còn rất mỏng, nhìn trong suốt. Tuy nhiên chỉ vài tuần nữa thôi da bé sẽ thay đổi, đầy đặn hơn và hết nhăn nheo.

Sang tuần thứ 23 trong thai kỳ em bé vẫn tiếp tục phát triển, chiều dài của bé khoảng 27 đến 30cm, cân nặng của bé khoảng 600gr, kích thước của bé cỡ một quả bưởi chùm. Như vậy so với tuần trước bé đã tăng được gần 100gram.

Đo chiều dài xương mũi thai nhi 23 tuần

Một trong những chỉ số quan trọng mà mẹ cần nắm được khi thai nhi 23 tuần đó là chỉ số chiều dài xương mũi. Dựa vào chỉ số này các bác sỹ sẽ chẩn đoán xem bé nhà bạn có bị dị tật bẩm sinh nào hay không, có bị hội chứng Down không? Do đó nếu tuần 22 mà mẹ chưa đi siêu âm kiểm tra thì tuần này mẹ bắt buộc phải đi.

Thông thường khi thai nhi được 23 tuần thì chỉ số chiều dài xương mũi sẽ dao động 4-5mm. Còn nếu chỉ số này mà thấp hơn 3,5mm thì khả năng bé bị dị tật bẩm sinh rất lớn.

Thay đổi của mẹ khi mang thai 23 tuần

 Mẹ thấy khó chịu hơn do kích thước thai nhi tăng.

Mẹ thấy khó chịu hơn do kích thước thai nhi tăng.

Không chỉ thai nhi 23 tuần tuổi có sự thay đổi mà ngay cả bản thân mẹ bầu cũng sẽ nhận thấy rõ sự thay đổi của bản thân. Cụ thể lúc này mắt cá chân cũng như bàn chân của mẹ bắt đầu có biểu hiện bị sưng lên, còn gọi là phù chân. Hiện tượng phù chân có thể sẽ kéo dài nhiều tuần. Tuy nhiên mẹ cũng đừng quá lo lắng bởi sau khi sinh em bé là mẹ sẽ hết.

Bên cạnh đó cân nặng của mẹ cũng tăng lên rõ rệt khiến mẹ thấy mệt mỏi và nặng nề. Thậm chí răng của mẹ còn yếu hơn trước, dễ bị chảy máu lợi khi đánh răng. Do đó mẹ nhớ vệ sinh răng miệng bằng nước muối thường xuyên và đánh răng nhẹ nhàng thôi nhé.

Đặc biệt ở giai đoạn thai nhi 23 tuần tuổi là lúc hormone trong thai kỳ đang nới lỏng, các bó cơ giảm căng cứng để chuẩn bị sinh nở sắp tới. Nên để giảm bớt khó chịu, mẹ hãy tắm nước ấm thường xuyên nhé nhưng nhớ đừng tắm quá lâu.

Một số lưu ý khi mang bầu 23 tuần

 Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ.

Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ.

- Mẹ nên nằm ngủ nghiêng về bên trái cho dễ ngủ, nhớ duỗi thẳng chân khi ngồi làm việc, không nên đứng một chỗ quá lâu.

- Thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, tập yoga để tăng lưu thông máu trong cơ thể. Nhưng nhớ chỉ tập nhẹ với thời gian khoảng 30 phút mỗi ngày.

- Nhớ uống đầy đủ nước mỗi ngày (2-2,5 lít) kết hợp nước ép hoa quả tươi giúp ngăn ngừa tích nước gây phù nề, tăng sức đề kháng.

- Phải giữ cho tinh thần thật thoải mái, tránh stress, không hút thuốc lá…  

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46