Là tình trạng nhiễm trùng ở các nang lông do vi khuẩn gây ra, mụn nhọt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể ảnh hưởng khôn lường đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ nếu điều trị sai cách. Bởi vậy, việc hiểu rõ từ A-Z về mụn nhọt sẽ giúp mẹ chủ động hơn trong việc chữa trị bệnh lý này.
Độ tuổi trẻ thường bị mụn nhọt
Số liệu thống kê cho thấy, mụn nhọt thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, trong đó khu vực nông thôn và vùng ven thành phố lớn - nơi có nhiều bụi bẩn và môi trường ẩm ướt – là khu vực có tỷ lệ trẻ bị mụn nhọt nhiều nhất.
Trẻ dưới 3 tuổi rất hay bị mụn nhọt
Mụn nhọt có thể mọc ở khắp nơi trên cơ thể trẻ nhưng vị trí chúng đặc biệt yêu thích đó là các vùng nhiều lông tóc, mồ hôi hoặc các điểm thường xuyên bị ma sát như đầu, cổ, mặt, nách, đùi, mông…
Nhọt khác với mụn
Thực tế cho thấy, rất nhiều mẹ lầm tưởng rằng mụn với nhọt là một, tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì mụn và nhọt là hai bệnh lý khác nhau.
Mụn ở trẻ thường gặp bao gồm: mụn sữa, mụn trứng cá, mụn bọc hoặc mụn mủ. Trong khi đó nhọt là tình trạng da bị nhiễm trùng với đặc trưng là nổi mụn cứng lớn, có mủ (khối trắng) ở giữa. Khi mới xuất hiện, nhọt chỉ là nốt sưng, nóng, đỏ và đau trên da, sau lớn dần và tạo thành mủ trắng ở trung tâm, cuối cùng vỡ ra, chảy nước, ở giữa có ngòi.
Nhọt nguy hiểm hơn mụn
Nhọt có kích thước rất đa dạng từ nhỏ bằng hạt đỗ, hạt ngô, quả mận đến khi to bằng quả trứng gà. Nhọt có thể mọc ở khớp nơi trên cơ thể trẻ từ đầu, tay chân, mặt mũi, lưng bụng đến ngực mông. Ở trẻ, nhọt có thể mọc một cái hoặc nhiều cái, mọc riêng lẻ hoặc từng chùm phụ thuộc vào mức độ vi khuẩn gây bệnh.
Xét về cấp độ nguy hiểm, các chuyên gia cho rằng, nhọt cấp tính và nguy hiểm hơn rất nhiều so với mụn. Đặc biệt chỉ cần lơ là, chủ quan thì mẹ có thể phải trả giá đắt liên quan đến sức khỏe và thậm chí là tính mạng của trẻ.
Xem thêm: Mụn nhọt ở mông trẻ
Nguyên nhân gây ra mụn nhọt ở trẻ
Thủ phạm khiến trẻ bị mụn nhọt chính là tụ cầu khuẩn (hay gặp nhất là tụ cầu vàng), liên cầu. Đặc biệt, các vết thương hở, da bị trầy xước do gãi, nang lông trên da hay các tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn chính là đường dẫn cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây hoại tử lỗ chân lông và tạo thành mụn nhọt ở trẻ.
Tụ cầu khuẩn là “kẻ” chủ mưu khiến trẻ bị mụn nhọt
Bên cạnh đó, để trẻ ra nhiều mồ hôi, mặc quần áo quá chật, vệ sinh cho trẻ không sạch sẽ, sức đề kháng kém, thiếu hụt dinh dưỡng hoặc trẻ phải tiếp xúc với hóa chất độc hại cũng là nguyên nhân dẫn đến mụn nhọt ở trẻ.
Mụn nhọt có nguy hiểm không?
Tuyệt đối không được coi thường khi trẻ bị mụn nhọt vì mụn nhọt rất dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Thực tế cho thấy, khi trẻ có sức đề kháng tốt thì vi khuẩn sẽ chỉ khi trú trong mụn nhọt nhưng nếu hệ miễn dịch suy giảm sẽ khiến vi khuẩn đi vào máu, gây nhiễm trùng máu, sau đó đi vào màng não sẽ gây điếc, viêm màng não, viêm phổi, áp-xe phổi, tràn mủ màng tim ở trẻ…
Do đó, khi trẻ bị mụn nhọt có các dấu hiệu như vùng da bị mụn sưng tấy, đỏ, mưng mủ to, trẻ bị sốt cao 39- 40 độ, lừ đừ, mệt mỏi, mất ý thức, hôn mê, nói sảng cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bởi chỉ cần chậm trễ hoặc không được xử lý nhanh, tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc sẽ bùng phát, trẻ có thể bị sốc do độc tố vi khuẩn và ảnh hưởng đến sự sống.
Trẻ có thể bị viêm màng não chỉ vì mụn nhọt
Đọc thêm: Lý do trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ
Các phương pháp trị mụn nhọt ở trẻ
Có rất nhiều cách triệt hạ được mụn nhọt ở trẻ đơn giản, dễ dàng. Tuy nhiên mỗi một cách đều có những ưu nhược điểm nhất định.
* Trị mụn nhọt bằng bài thuốc dân gian:
Các bài thuốc dân gian trị mụn nhọt cho trẻ thường được sử dụng nhiều nhất là từ lô hội, lá táo chua, rau mồng tơi, rau diếp cá, lá sen, lá khoai lang, bột nghệ… Cách làm rất đơn giản, chỉ cần sửa sạch các nguyên liệu này, giã nhỏ và đắp lên vùng da bị mụn của trẻ 1-2 lần/ ngày sẽ giúp cải thiện mụn nhọt hiệu quả.
- Ưu điểm: Đây là giải pháp gần gũi, tự nhiên, tiết kiệm nên được nhiều mẹ bỉm sữa lựa chọn, tin dùng.
Bài thuốc trị mụn nhọt từ lá táo có từ xa xưa
- Nhược: Cách làm kỳ công, tỉ mỉ và phải kiên trì khi sử dụng. Bên cạnh đó, hiệu quả trị mụn nhọt cho trẻ của các bài thuốc này cũng chưa được chứng minh thực tế mà chỉ được lưu truyền trong dân gian. Ngoài ra, nếu không đảm bảo về nguồn gốc xuất xứ thì sử dụng các bài thuốc này rất nguy hiểm, vì có thể gây bội nhiễm và khiến tình trạng mụn nhọt khó chữa hơn.
* Trị mụn cho trẻ bằng kem bôi:
Trên thị trường hiện có rất nhiều các loại kem bôi có tác dụng trị mụn nhọt cho trẻ. Những loại kem này có thể được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên hoặc có chứa corticoid.
- Ưu điểm: Tiện dụng, dễ dùng, thiết kế nhỏ gọn, mang lại hiệu quả trong việc điều trị mụn nhọt ở trẻ nhỏ.
- Nhược điểm: Nhiều sản phẩm có thể chứa corticoid – giúp săn se, xẹp mụn ở trẻ nhanh nhưng lại rất gây hại cho sức khỏe của trẻ như gây teo da, rạn da, suy tuyến thượng thận ở trẻ.
* Trị mụn cho trẻ bằng tây y:
Trong điều trị mụn nhọt cho trẻ bằng tây y, thông thường trẻ sẽ được kết hợp bôi ngoài, uống trong. Thuốc bôi sát trùng bên ngoài cho bé có thể sử dụng bao gồm Betadine, cồn lode 3% hoặc nước muối đặc kèm theo thuốc uống kháng sinh. Khi mụn nhọt có mủ và chuẩn bị vỡ ra, trẻ sẽ được chích hút bởi các chuyên viên y tế.
- Ưu điểm: An toàn, hiệu quả và ngăn ngừa được biến chứng có thể xảy ra với trẻ.
- Nhược điểm: Tốn kém nên không phải cha mẹ nào cũng đưa con đến cơ sở y tế để thăm khám vì bị mụn nhọt.
Khi bị mụn nhọt trẻ cần phải dùng thuốc kháng sinh
* Trị mụn bằng gel bôi thảo dược:
Một trong những xu hướng trị mụn cho trẻ đang được các mẹ truyền tai nhau đó là sử dụng gel bôi được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên Oatrum Kids. Với các thành phần chính gồm Berberine, Nano Cucumin, Oatrum Kids giúp kháng khuẩn, giảm sưng viêm, giảm đau hiệu quả đồng thời phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng và hình thành mụn mủ gây bội nhiễm ở trẻ.
Cách dùng cũng rất đơn giản: chỉ cần làm sạch vùng da bị mụn của trẻ với nước, lau khô, bôi Oatrum Kids lên nốt mụn 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng sẽ giúp bé hết mụn nhọt nhanh chóng. Đây được xem là giải pháp trị mụn cho trẻ an toàn, hiệu quả và tiện dụng bậc nhất hiện nay.
Tìm hiểu thêm: Phương pháp nặn mụn nhọt an toàn cho bé
Những sai lầm trong chăm sóc và điều trị mụn nhọt ở trẻ
Vì nghĩ rằng mụn nhọt ở trẻ là do nóng trong và thời tiết oi bức nên nhiều bà mẹ tỏ ra chủ quan, thờ ơ khi con mắc bệnh. Điều này dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng trong điều trị mụn nhọt khiến tình trạng thêm trầm trọng hơns.
Những sai lầm này phần lớn xuất phát từ thói quen trong điều trị mụn nhọt. Có thể kể đến như:
- Đắp các loại lá chứa sâu bọ, bụi bẩn, thuốc trừ sâu, hóa chất lên vùng da bị mụn của trẻ khiến trẻ bị kích ứng, nhiễm trùng.
Tuyệt đối không tự ý nặn mụn nhọt ở trẻ
- Tiếp tục tắm cho trẻ bằng sữa tắm có chứa chất tạo bọt, chất bảo quản, chất tạo mùi trong thời gian bị mụn nhọt.
- Tự ý nặn, chích, chà xát lên vùng da bị mụn nhọt của trẻ khiến mụn nhọt bị vỡ, lở loét, viêm sưng. Chưa kể, nhiều trường hợp mụn bị nhiễm trùng, bội nhiễm thành nhọt và nhọt có thể lây sang các vùng da lân cận hoặc nếu gãi, chạm vào chỗ nhiễm trùng, mặc quần áo hoặc sử dụng khăn, ga của trẻ bị nhiễm trùng da người lớn cũng có thể bị lây mụn nhọt.
Phòng ngừa mụn nhọt ở trẻ như thế nào?
Nguyên tắc sống còn trong phòng ngừa mụn nhọt ở trẻ đó là:
- - Cần giữ vệ sinh cho trẻ sạch sẽ, tắm giặt, thay quần áo cho trẻ thường xuyên.
- - Mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, thoáng mát có độ thấm hút tốt.
- - Cho trẻ ăn uống đủ chất để nâng cao sức đề kháng.
- - Không tự ý gãi và nặn mụn nhọt nhất là mụn đinh râu vì sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào máu, gây nhiễm trùng huyết.
Bài viết liên quan: Trẻ sơ sinh nổi mụn trên mặt