Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước không phải là bệnh lý quá nghiêm trọng đa phần các bé đều có thể mắc phải trong giai đoạn đầu đời. Tuy nhiên, không vì thế mà cha mẹ bỏ qua các triệu chứng trên da trẻ, vì nếu không điều trị kịp thời và đúng cách bệnh có thể gây viêm, ngứa rát, sốt…
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước
Khi trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước, chúng sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa rát và quấy khóc. Nguy hiểm hơn nếu các nốt mụn nước đó vỡ ra còn có thể lây lan sang những vùng da khác và bị nhiễm trùng. Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến trẻ bị nổi mụn nước mà các bậc phụ huynh nên lưu ý:
Côn trùng đốt, bị bỏng, virus… là những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh nổi mụn nước
+ Bị bỏng: Khi mới sinh ra, da của trẻ rất nhạy cảm, chỉ cần dính một chút nước nóng cũng có thể khiến trẻ bị bỏng. Từ vết bỏng mà dần hình thành nên các nốt mụn nước.
+ Bị côn trùng cắn: Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nổi mụn nước, đặc biệt là trẻ sống gần sông suối hay xung quanh nhà có cây cối rậm rạp.
+ Do virus, vi khuẩn: Chúng có thể gây nên tình trạng viêm da ở trẻ, vùng da đó dần dần sẽ xuất hiện các vết mụn nước.
Trong tất cả những nguyên nhân trên nổi mụn nước do virus, vi khuẩn gây ra là nguy hiểm nhất. Lý do là bởi lúc này, hệ thống miễn dịch ở trẻ còn rất yếu và không đủ khả năng chống lại các đợt tấn công của virus, vi khuẩn. Trong trường hợp chúng tấn công vào máu có thể khiến trẻ sốt cao, lên cơn co giật và nhiễm trùng huyết. Nghiêm trọng hơn nếu vi khuẩn tấn công vào tim, phổi, màng não còn ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước có biểu hiện gì?
Khi có những biểu hiện dưới đây chắc chắn bé đã bị nổi mụn nước. Các mẹ nên lưu ý và có những phương pháp điều trị kịp thời:
Khi bị nổi mụn nước, trẻ sơ sinh sẽ khó chịu và quấy khóc
+ Các nốt mụn bắt đầu xuất hiện, có thể mọc riêng lẻ hay theo từng cụm. Nốt mụn có thể xuất hiện ở bất cứ đâu trên cơ thể và dễ lây lan đến vùng da xung quanh.
+ Nốt mụn có chất lỏng màu vàng nhạt, có mủ hoặc có máu.
+ Vùng da xung quanh nốt mụn bị thâm hoặc đỏ rộp lên.
+ Sau vài ngày kể từ khi bắt đầu xuất hiện các nốt mụn, mụn nước sẽ vỡ ra, khô dần và bung ra khỏi cơ thể.
+ Bé sẽ cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, thậm chí đau khiến bé quấy khóc, không chịu ăn.
+ Sau 1 – 2 tuần, các nốt mụn nước sẽ tự biến mất.
Cách điều trị mụn nước ở trẻ sơ sinh
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước, do vậy trước khi tìm cách điều trị, phụ huynh cần biết bé yêu của mình bị mụn nước do nguyên nhân nào.
+ Nếu do những nguyên nhân thông thường như bị côn trùng cắn hay do bỏng, không cần thiết phải sử dụng đến thuốc mà chỉ cần vệ sinh cơ thể cho bé sạch sẽ, sau 1-2 tuần mụn sẽ biến mất.
+ Nếu trẻ bị nổi mụn nước do virus, vi khuẩn tấn công, bạn nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời.
Không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Ngoài ra, cha mẹ cũng nên cố gắng để các nốt mụn nước không vỡ ra gây đau và lây lan sang các vùng da khác.
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ sơ sinh sẽ giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn
Trong sinh hoạt hàng ngày, nên giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng cách tắm rửa sạch sẽ. Bạn có thể sử dụng thêm sữa tắm dành riêng cho trẻ để việc làm sạch cơ thể được hiệu quả hơn. Cho trẻ mặc quần áo thoải mái với chất liệu mềm mại, điều này sẽ giúp tránh được những tổn thương lên da hiệu quả hơn. Khi muốn bôi thuốc cho trẻ, bạn nên rửa tay thật kỹ với xà phòng kháng khuẩn để giữ vệ sinh.
Nếu được phát hiện kịp thời và điều trị đúng cách, trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước sẽ không còn là nỗi lo của các bậc phụ huynh nữa. Đừng quên những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ để giúp bé luôn được khỏe mạnh nhé.