Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở mặt là một trong những biểu hiện thường thấy khi trẻ mới sinh. Đây là dấu hiệu cho thấy trẻ đang mắc phải các bệnh lý ngoài da như: mụn sữa, rôm sảy, chàm sữa, phát ban hay dị ứng thực phẩm…
Những biểu hiện của trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước trên mặt
Trẻ từ 3 tháng đến 2 tuổi là giai đoạn dễ bị nổi mụn nước nhất. Khi đã qua giai đoạn này, da của bé sẽ ổn định và ít mắc bệnh ngoài da hơn. Đa phần, mụn nước trên mặt của trẻ sơ sinh thường là mụn sữa, ngoài ra còn do một số nguyên nhân khác như bé bị dị ứng, phát ban, rôm sảy hoặc bị chốc.
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở mặt rất dễ nhận thấy bởi chúng thường xuất hiện đầu tiên ở 2 bên má, sau đó lan dần ra các khu vực xung quanh nếu nhân mụn bị vỡ ra hoặc không vệ sinh sạch sẽ. Đôi khi mụn có thể tự biến mất sau vài tuần nhưng cũng có thể dai dẳng đến vài tháng, vì thế các mẹ không nên quá lo lắng khi thấy mụn nước mãi không biến mất.
Trẻ bị nổi mụn nước ở mặt là tình trạng phổ biến
Trong trường hợp các mụn nước li ti mọc thành từng mảng, sau một thời gian vỡ ra kèm với dấu hiệu vùng da đó bị đỏ và khô sần bong tróc lại thì có thể bé bị chàm sữa. Đây là cũng là bệnh ngoài da phổ biến mà hầu như trẻ sơ sinh nào cũng có thể gặp phải.
Trẻ sơ sinh nổi mụn nước ở mặt có nguy hiểm hay không?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn nước ở mặt. Và tùy vào nguyên nhân gây ra bệnh chúng ta mới có thể đánh giá được chúng có thực sự gây nguy hiểm cho trẻ hay không. Một số nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mụn nước trên mặt phổ biến nhất đó là: Do dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm (các loại sữa, đồ ăn…), dị ứng phấn hoa, bị bỏng, bị côn trùng cắn, nhiễm virus…
Mụn nước nổi trên mặt trẻ sơ sinh thường là dấu hiệu lành tính
Bệnh lý trẻ sơ sinh mọc mụn nước trên mặt thường không gây nguy hiểm, chúng thường chỉ gây cảm giác khó chịu ngứa ngáy cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không được chữa trị kịp thời và để các nốt mụn nước vỡ ra thì có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm như viêm da, sưng tấy, lở loét…
Nhiều phụ huynh rất lo lắng khi thấy con mình mọc các nốt mụn ở mặt. Đây là điều có thể hiểu bởi ở trẻ sơ sinh, sức đề kháng của các con rất yếu, khi bị bệnh sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể khiến bé cảm thấy khó chịu, quấy khóc, lười ăn. Về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của trẻ.
Cách điều trị mụn nước ở mặt cho trẻ sơ sinh
Những nốt mụn nước trên mặt của trẻ sơ sinh đều lành tính, vì thế các mẹ không nên quá lo lắng. Chúng có thể tự biến mất sau 1 – 2 tuần mà không cần sự can thiệp của thuốc hay các phương pháp điều trị khác.
Khi các nốt mụn nước chưa vỡ ra, các mẹ có thể bôi thuốc tím, hồ nước hoặc dung dịch su bạc để sát khuẩn và giúp cho mụn nhanh khỏi hơn. Không nên nặn mụn khiến các nốt mụn vỡ ra và dễ lây lan hơn.
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là cách giúp hạn chế lây lan mụn nước trên mặt
Đọc thêm: Bé sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt
Tuy nhiên, nếu các vết mụn nước ở mặt vỡ ra và lan sang các vùng da khác thì các mẹ nên có phương án điều trị kịp thời. Đầu tiên, phải đảm bảo vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể của bé. Các mẹ có thể lấy nước muối sinh lý để lau lên vùng da bị mụn nước, sau đó tắm và vệ sinh lại cho bé thật sạch sẽ, khô thoáng.
Trong trường hợp nặng, trẻ bị mụn nước ở mặt do nhiễm virus, vi khuẩn, các mẹ nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám kịp thời. Vừa giúp đảm bảo sức khỏe cho trẻ lại đề phòng được nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn nước ở mặt không phải là bệnh lý nghiêm trọng và không gây nguy hiểm đến tính mạng nếu mẹ biết cách chăm sóc. Đừng quên ghi nhớ những thông tin trên đây để giúp bạn chăm sóc bé được tốt hơn nhé.