Khi mắc bệnh đái tháo đường, không chỉ bản thân người bệnh sợ hãi mà người thân cũng rất lo lắng bởi bệnh có thể gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu biết cách chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường đúng phương pháp, bệnh sẽ có tiến triển tốt, người bệnh có thể an tâm sống vui khỏe mỗi ngày.
3 vấn đề người chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường nên trang bị
Khi trong gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường, nhiệm vụ chăm sóc sẽ đặt lên vai những người thân. Để giúp người bệnh vượt qua, người chăm sóc nên trang bị sẵn 3 vấn đề sau:
+ Chủ động trang bị kiến thức bằng cách hỏi bác sĩ chuyên khoa cũng như tìm hiểu các thông tin về bệnh đái tháo đường qua các phương tiện thông tin đại chúng. Càng hiểu sâu về bệnh bạn sẽ càng biết cách chăm sóc người bệnh tốt hơn, từ đó tâm lý người bệnh cũng sẽ ổn định hơn.
Thiết lập kế hoạch chăm sóc người bệnh đái tháo đường là việc làm quan trọng và cần thiết
+ Khi chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường, việc chia sẻ, lắng nghe những tâm tư, tình cảm của người bệnh là điều cần thiết và quan trọng. Do đó, hãy tạo điểm tựa, chia sẻ, trấn an tâm lý để người bệnh an tâm.
+ Luôn quan tâm tới người bệnh bằng những hành động nhỏ nhất như: giờ ăn, giấc ngủ, uống thuốc đúng giờ…
Thiết lập kế hoạch chăm sóc người bệnh đái tháo đường
Chăm sóc bệnh nhân đái tháo đường cần kế hoạch tỉ mỉ, từ ăn uống, sinh hoạt cho tới thuốc thang điều trị. Cụ thể là:
Thiết lập chế độ dinh dưỡng
Trong chế độ ăn uống, người bệnh đái tháo đường cần tuân thủ nguyên tắc:
Tháp dinh dưỡng dành cho người bệnh đái tháo đường
+ Hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường: Cơm, hoa quả sấy khô, hoa quả tươi nhiều đường, bánh kẹo, nước ngọt…
+ Tăng cường ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi: Rau xanh, trái cây chứa nhiều chất xơ, vitamin, ít chất béo, calo nên rất tốt cho người bệnh trong quá trình kiểm soát lượng đường trong máu.
+ Ăn cá và thịt trắng: Cá và thịt trắng là thực phẩm ít chất béo hơn các loại thịt đỏ và gia cầm. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có thể ăn để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
+ Ăn các loại hạt: Khi chăm sóc người bệnh đái tháo đường, người nhà nên tăng cường bổ sung chất béo không bão hòa có trong các loại hạt (óc chó, hạnh nhân, oliu…), tránh ăn các món chứa nhiều dầu mỡ hoặc thực phẩm chế biến sẵn.
Vệ sinh cho người bệnh tiểu đường
Khi mắc bệnh tiểu đường, sức đề kháng của người bệnh bị giảm sút nghiêm trọng, kéo theo đó là những biến chứng tổn thương thần kinh nên chỉ cần một vết xước hay vết thương rất nhỏ nếu không chăm sóc cẩn thận sẽ dẫn tới nhiễm trùng, lở loét. Đặc biệt, biến chứng bàn chân là bệnh lý phổ biến ở người tiểu đường.
Vệ sinh cho người mắc bệnh tiểu đường như sau:
Chăm sóc và điều trị vết loét cho người bệnh đái tháo đường bằng Oatrum Gold
+ Chăm sóc bàn chân: Kiểm tra móng chân của người bệnh thường xuyên, nếu phát hiện dấu hiệu móng chân mọc quặm ăn sâu vào khóe móng dẫn tới sưng, nhiễm trùng cần được điều trị ngay.
Trong trường hợp xuất hiện vết lở loét, hãy chăm sóc người bệnh đái tháo đường bằng cách: Dùng nước muối sinh lý vệ sinh sạch vi khuẩn, vết mủ, tế bào chết. Tiếp đến thoa gel Oatrum Gold mỗi ngày 3 lần vào vết loét giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm đau rát, viêm đỏ, từ đó kích thích tái tạo mô mới và thúc đẩy nhanh quá trình liền da.
+ Vệ sinh răng miệng để tránh nguy cơ gặp phải các vấn đề: nấm miệng, khô miệng…
+ Vệ sinh thân thể kỹ lưỡng bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ để ngăn ngừa khô da. Nếu thấy người bệnh xuất hiện đốm đỏ, vết trầy xước hoặc lở loét cần được điều trị kịp thời ngay lập tức.
Kiểm tra lượng đường trong máu
Kiểm soát lượng đường trong máu là mục tiêu hàng đầu giúp người tiểu đường sớm thoát khỏi bệnh. Vì vậy khi thấy người bệnh xuất hiện những triệu chứng bất thường cần xử lý ngay lập tức:
Lượng đường trong máu quá thấp hoặc quá cao gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh
+ Lượng đường trong máu thấp: Ăn ít quá hoặc dùng quá liều thuốc hạ đường huyết sẽ dẫn tới lượng đường trong máu thấp, khi đó người bệnh sẽ có triệu chứng: buồn ngủ, chóng mặt, đổ mồ hôi, run rẩy, đói bụng… Để xử lý, nên cho người bệnh ngậm kẹo ngọt hoặc pha nước đường để tăng lượng đường trong máu.
+ Lượng đường trong máu cao: Người bệnh sẽ có biểu hiện: đi tiểu nhiều lần, sụt cân, khô miệng, kiệt sức… Nguyên nhân là do ăn nhiều đường hoặc dùng thuốc hạ đường huyết chưa đủ liều. Lúc này người nhà cần cho bệnh nhân uống nhiều nước và tới ngay cơ sở y tế để xử lý kịp thời.
Thiết lập chế độ tập luyện
Trong quá trình chăm sóc người bệnh đái tháo đường, ngoài chế độ dinh dưỡng, tập luyện thể thao cũng góp phần quan trọng trong quá trình điều trị bệnh. Những môn thể thao người bệnh có thể thực hiện đó là:
+ Đi bộ: Mỗi ngày người bệnh nên dành ra 30 phút để thực hiện đi bộ sẽ rất tốt cho sức khỏe.
+ Tập Yoga: Những động tác yoga đơn giản nhưng lại có tác dụng to lớn trong việc kiểm soát đường huyết.
Đi bộ, tập Yoga là những bài tập phù hợp với người bệnh tiểu đường
Trong quá trình luyện tập thể thao, người bệnh nên thực hiện chậm rãi để cơ thể có thời gian thích ứng, không nên luyện tập quá sức sẽ dẫn tới hiện tượng hạ đường huyết.
Kiểm soát cân nặng cho người bệnh
Người mắc bệnh tiểu đường nên giữ cân nặng hợp lý, tránh tình trạng béo phì. Để làm được điều này chế độ dinh dưỡng và luyện tập đóng vai trò quyết định.
Với kế hoạch chăm sóc người bệnh đái tháo đường như đã nói ở trên hy vọng sẽ giúp những người trong gia đình biết cách ứng phó, giúp người bệnh sớm vượt qua bệnh lý nguy hiểm này.