Điều trị vết loét ở người bị liệt, người ít vận động, người mắc bệnh tiểu đường… không hề đơn giản. Một trong những vấn đề thường gặp đó là chữa vết loét lâu lành, nếu không kịp thời tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục sẽ dẫn tới hậu quả nặng nề cho người bệnh.
Nguyên nhân khiến vết loét lâu lành
Loét da hình thành khi cơ thể nằm lâu một chỗ chịu áp lực đè nén lên da gây thiếu máu cục bộ. Vết loét thường xuất hiện ở người già ít vận động, người mắc bệnh tiểu đường, người bị liệt, người sau phẫu thuật hoặc chấn thương.
Chữa vết loét là cả một quá trình, tuy nhiên khi chữa vết loét lâu lành cần tìm hiểu ngay nguyên nhân vì sao để từ đó đưa ra hướng khắc phục kịp thời, tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Vết loét lâu lành do bị nhiễm trùng
99% vết loét lâu lành là do nhiễm khuẩn, gây phá vỡ hàng rào bảo vệ da. Nếu không được vệ sinh đúng cách vi khuẩn ngày càng xâm nhập dẫn tới vết thương bị nhiễm trùng với biểu hiện: vùng da xung quanh bị đỏ, sưng, đau, tiết dịch mủ, có mùi hôi…
Vết loét bị nhiễm trùng
Vết loét lâu lành do tác dụng phụ của thuốc
Mục đích sử dụng thuốc là để tiêu diệt vi khuẩn gây loét da, tuy nhiên trong một số trường hợp các hóa chất mạnh có trong một số loại thuốc làm cản trở hệ thống miễn dịch, khiến cho quá trình chữa vết loét lâu lành hơn.
Bên cạnh đó, sử dụng thuốc kháng sinh là “con dao 2 lưỡi” có thể tiêu diệt các lợi khuẩn đường ruột và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Mặt khác các loại thuốc chống viêm cũng gây ức chế giai đoạn viêm mà cơ thể phải trải qua để tự chữa lành vết thương.
Vết loét lâu lành do máu lưu thông kém
Máu lưu thông kém, di chuyển chậm tới vị trí vết loét sẽ khiến da thiếu chất dinh dưỡng dẫn tới các tế bào mới không được sản sinh để hình thành da mới. Đó là nguyên nhân khiến việc chữa vết loét lâu lành hơn.
Hiện tượng máu lưu thông kém thường gặp ở những người mắc bệnh tiểu đường, béo phì và hình thành cục máu đông.
Vết loét lâu lành do không thay đổi tư thế nằm
Nằm bất động trong thời gian dài sẽ càng làm tăng áp lực lên các vùng da vốn đã bị loét, từ đó khiến quá trình điều trị kéo dài, thậm chí gây nhiễm trùng, hoại tử vết loét.
Vết loét lâu lành do mắc bệnh tiểu đường
Vết loét lâu lành do mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường không chỉ gây loét da mà còn khiến vết loét lâu lành. Nguyên nhân là do lượng đường huyết tăng cao gây ảnh hưởng tới khả năng tuần hoàn và hệ miễn dịch. Hơn nữa, đa phần những người mắc bệnh tiểu đường thường mất cảm giác đau nên không nhận biết kịp thời vết loét, dẫn tới điều trị chậm trễ, vết loét đã bước sang giai đoạn nặng khó chữa.
Vết loét lâu lành do chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị vết loét. Nếu không bổ sung đầy đủ các loại vitamin, protein và khoáng chất sẽ dẫn tới thiếu chất, khả năng đề kháng và tự chữa lành giảm khiến việc chữa vết loét lâu lành hơn.
Giải pháp khắc phục tình trạng vết loét lâu lành
Để việc điều trị vết loét tiến triển tốt đòi hỏi người bệnh cần áp dụng đồng thời nhiều phương pháp. Cụ thể là:
Làm sạch vết loét hàng ngày
Vết loét khi được làm sạch sẽ ngăn ngừa vi khuẩn tấn công gây viêm, nhiễm trùng và hoại tử. Do đó, sử dụng nước muối sinh lý để sát trùng vết loét hàng ngày, loại bỏ bụi bẩn, mô mủ là điều rất quan trọng và cần thiết.
Thoa gel Oatrum Gold mỗi ngày 3 lần
Thoa gel trị loét da Oatrum Gold
Sau khi vết loét đã được làm sạch, người bệnh dùng gel Oatrum Gold thoa đều lên vết loét. Nhờ ứng dụng thành công hoạt chất Berberine, Oatrum Gold không chỉ giúp chống viêm, kháng khuẩn mạnh mà còn giúp giảm nhanh cảm giác đau rát, đỏ tấy viêm, giúp cân bằng độ ẩm cho vết loét, đồng thời kích thích tái tạo tế bào mô mới từ trong ra ngoài để đẩy nhanh quá trình liền da, ngăn sẹo.
Để chữa vết loét lâu lành, nên sử dụng Oatrum Gold 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng. Chỉ sử dụng cho vết loét có độ sâu không quá 1cm.
Băng bó vết loét
Sau khi thoa gel Oatrum Gold, sử dụng gạc y tế băng bó vết loét để tránh các tác động bên ngoài môi trường.
Thường xuyên thay đổi tư thế
Với người bệnh bị liệt hoặc hạn chế vận động, cần thường xuyên thay đổi tư thế (1-2 tiếng/lần) để giảm áp lực tỳ đè lên các vùng da. Bên cạnh đó, áp dụng các bài massage giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó giúp vết loét nhanh lành hơn.
Chú trọng chế độ dinh dưỡng
Người bệnh bị loét da cần được bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng bao gồm: vitamin, chất đạm, protein… giúp tăng khả năng tự chữa lành cho cơ thể.