Loét da là một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường, thường xuất hiện ở vị trí bàn chân. Việc chuẩn đoán và điều trị loét da do tiểu đường càng sớm, sẽ càng giảm được nguy cơ nhiễm trùng, hoại tử dẫn đến cắt cụt chân.
Vì sao người bệnh tiểu đường hay gặp biến chứng loét da?
Biến chứng loét da thường gặp ở người bệnh tiểu đường type 2 do nồng độ glucose trong máu luôn ở mức cao dẫn tới khả năng lưu thông máu đến da sẽ kém đi. Khi lượng đường trong máu cao đồng nghĩa với độ nhớt cũng sẽ cao và áp suất lớn khiến các mạch máu và dây thần kinh bị tổn thương.
Mặt khác, các tế bào bạch cầu của người bệnh tiểu đường cũng bị giảm khả năng chống lại nhiễm trùng. Trong khi đó lượng máu lưu thông tới da kém khiến khả năng hồi phục tái tạo các tế bào da mới sẽ bị kém đi. Đó là lý do khi người bệnh xuất hiện vết trầy xước hoặc vết thương nhỏ nếu không kịp thời chăm sóc và điều trị sẽ rất lâu lành và ngày càng nặng.
Biến chứng loét da có thể khiến người bệnh tiểu đường cắt cụt chân
Trong chuẩn đoán và điều trị loét da do tiểu đường, các bác sĩ chuyên khoa cũng chỉ ra, các vấn đề về thần kinh là một trong những nguyên nhân dẫn tới biến chứng lở loét. Đồng thời, nồng độ đường huyết trong máu cao là môi trường thuận lợi để vi khuẩn, nấm phát triển gây viêm nhiễm, lở loét da.
Triệu chứng chẩn đoán loét da do tiểu đường
Biến chứng loét da do tiểu đường thường xuất hiện ở vị trí bàn chân với những dấu hiệu điển hình:
+ Vùng da bị loét thay đổi màu.
+ Nhiệt độ vùng da thay đổi, nóng hơn các vùng da khác.
+ Mắt các chân hoặc bàn chân bị sưng.
Triệu chứng loét bàn chân do tiểu đường
+ Có cảm giác đau.
+ Vết loét ở khu vực chân chậm lành hoặc chảy nước.
+ Chân có mùi hôi bất thường, không biến mất mặc dù đã rửa.
+ Móng chân mọc ngược hoặc bị nhiễm nấm, xuất hiện vết chai.
+ Xuất hiện các vết nứt khô trên da, nhất là khu vực quanh gót chân.
Hướng dẫn cách điều trị loét da do tiểu đường hiệu quả nhất
Để chuẩn đoán và điều trị loét da do tiểu đường nhanh chóng, người bệnh nên căn cứ vào những triệu chứng như đã nói ở trên, kết hợp với thăm khám tại các cơ sở y tế để tìm ra phác đồ điều trị hiệu quả nhất.
Khi chăm sóc vết loét da do tiểu đường tại nhà người bệnh có thể áp dụng các phương pháp sau:
Kiểm soát tốt lượng đường trong máu
Đây là điều quan trọng nhất đối với người bệnh, khi lượng đường trong máu được kiểm soát tốt đó cũng là lúc bệnh tiểu đường đã được “khống chế”.
Kiểm soát lượng đường thông qua chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý
Để kiểm soát lượng đường, người bệnh cần áp dụng chế độ dinh dưỡng và luyện tập hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Vệ sinh thân thể, đặc biệt là bàn chân
Bất cứ vùng da nào trên cơ thể người bệnh tiểu đường cũng có thể bị trầy xước, nhiễm trùng và loét da, trong đó vị trí bàn chân hay gặp nhất. Do đó, người bệnh cần vệ sinh thân thể hàng ngày, giữ cho da luôn sạch sẽ, thông thoáng.
Ngăn ngừa và điều trị biến chứng loét bàn chân
+ Rửa sạch chân mỗi ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ để loại bỏ vi khuẩn. Không nên ngâm chân, sau khi rửa xong lau khô bằng khăn sạch.
+ Kiểm tra bàn chân mỗi ngày, nếu phát hiện thấy vết trầy xước, loét da, có mụn nước, đỏ, vết chai hay bất cứ hiện tượng bất thường cần có phương án chuẩn đoán và điều trị loét da do tiểu đường ngay lập tức. Một trong những sản phẩm trị vết loét đem lại hiệu quả cao, được nhiều người sử dụng đó là Oatrum Gold.
Oatrum Gold tạo nên lớp màng sinh học bảo vệ vết loét, ngăn ngừa vi khuẩn
Với thành phần then chốt là hoạt chất Berberine, Oatrum Gold tạo nên lớp màng sinh học bảo vệ vết loét, ngăn chặn quá trình xâm nhập của vi khuẩn, giảm đau rát, giảm đỏ tấy viêm, đồng thời kích thích tái tạo tế bào mô mới, đẩy nhanh quá trình liền da, ngăn ngừa sẹo.
+ Nếu vết loét sâu, rộng cần tới cơ sở y tế để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám, kê kháng sinh ngăn ngừa sự lây nhiễm.
+ Kiểm tra móng chân, cắt móng chân kịp thời ngăn mọc ngược đâm vào da gây loét.
+ Để cao chân giúp giảm áp lực lên vết loét, đồng thời giúp vết loét thông thoáng và mau lành vết thương.