Cùng với mông và bẹn thì háng là “vùng địa đạo” đặc biệt nhạy cảm nên rất dễ bị vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây ra bệnh lý hăm ở trẻ. Trẻ bị hăm háng cũng có thể để lại những biến chứng nặng nề nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời.
Hăm háng ở trẻ vì đâu nên nỗi?
Hăm háng là bệnh lý về da rất phổ biến ở trẻ nhưng nguyên nhân khiến trẻ bị hăm háng thì vẫn là câu chuyện dài tốn nhiều giấy mực. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của giới y khoa, có khá nhiều yếu tố có thể tác động và gây ra bệnh hăm ở trẻ.
Háng là khu vực rất dễ bị hăm tấn công
- Mặc tã bỉm cho trẻ thường xuyên: Việc mặc tã bỉm cho trẻ trong thời gian dài và liên tục không chỉ gây bí bách, ngột ngạt cho làn da mà còn khiến da trẻ bị ẩm ướt vì ngập chìm trong phân và nước tiểu. Phân và nước tiểu vốn là những thứ không được sạch sẽ nên dễ gây kích ứng cho da và phát triển vi khuẩn hoặc nấm men làm ửng đỏ, nổi mụn, khô ráp da và hăm háng ở trẻ.
- Trẻ bị kích ứng với chất liệu của bỉm, tã: Cơ địa và làn da ở mỗi trẻ là khác nhau, đó là lí do trẻ có thể bị dị ứng khi mặc phải những loại tã bỉm, quần áo không đảm bảo chất lượng hoặc có độ thấm hút, co giãn kém. Chất lượng tã bỉm không đạt còn dễ dây trầy xước da trẻ, khiến bề mặt tã bị bị dồn, co kéo và dễ bị ẩm ướt da dù bé chưa tè nhiều hoặc vận động mạnh.
Đóng bỉm nhiều là nguyên nhan hàng đầu gây hăm háng
- Sử dụng phấn rôm, khăn ướt: Lạm dụng phấn rôm (gây bít tắc chân lông) và khăn ướt (có chất tạo mùi, chất tạo bọt, chất bảo quản) thường xuyên cũng là tác nhân gây kích ứng da, viêm da và hăm háng ở trẻ.
Xem thêm: Trẻ bị hăm mông
Dấu hiệu trẻ bị hăm háng
Để nhận biết trẻ có bị hăm háng hay không, mẹ chỉ cần quan sát những biểu hiện sau:
- Vùng da quanh háng, hậu môn, mông bẹn và thậm chí là cả đùi trên của trẻ xuất hiện vùng da đỏ, trẻ ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc.
- Màu sắc da tại khu vực háng trẻ đậm hơn, da căng và bóng hơn các vùng xung quanh.
- Đôi khi da có sự phồng nhẹ hoặc nổi mụn nhỏ màu đỏ tại háng.
Vùng da bị hăm thường có màu đậm, căng bóng
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh, hăm háng ở trẻ được chia thành 2 loại phổ biến bao gồm:
- Hăm háng do nhiễm khuẩn: Khi bị hăm háng do nhiễm khuẩn, vùng da bị hăm sẽ có màu vàng, có nước và thậm chí còn xuất hiện vết loét, mưng mủ và bị đóng vảy như sáp ong.
- Hăm háng do nhiễm nấm: Vùng da bị hăm của trẻ thường có màu đỏ tươi kèm theo mụn nhỏ màu đỏ. Ngoài khu vực háng thì mẩn đỏ còn có thể lan ra vùng bẹn, mông, cổ và các khu vực có nếp gấp trên da bé.
Cách trị hăm háng ở trẻ sau 3 ngày
Không chỉ khiến trẻ khó chịu, đau rát, hăm háng còn gây xót da, khiến trẻ sợ đi tè hoặc mỗi lần được thay quần áo, tã bỉm mới. Chưa kể việc để hăm háng nặng và không chữa trị kịp thời có thể gây viêm nhiễm, nhiễm trùng ở bộ phận sinh dục, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản của trẻ.
Để trị hăm háng ở trẻ mẹ có thể lựa chọn các biện pháp sau:
- Rửa háng cho trẻ bằng chè xanh, trầu không, lá khế: Tuy nhiên cần lưu ý chỉ nên sử dụng các loại lá có nguồn gốc rõ ràng, ngâm rửa thật sạch bằng nước muối loãng để loại trừ bụi bẩn, tạp chất, sâu bọ. Thông thường mẹ nên đun sôi các loại lá này, để nguội rồi rửa nhẹ nhàng vùng háng bị hăm liên tục trong vài ngày là cải thiện được bệnh hăm háng ở trẻ.
Kem chống hăm cũng là lựa chọn hay để trị hăm háng
- Thuốc trị hăm: Tuyệt đối không sử dụng thuốc trị hăm, kem bôi trị hăm có chứa corticoid vì sẽ gây teo da, rạn da và suy tuyến thượng thận ở trẻ. Về thuốc trị hăm, mẹ chỉ nên lựa chọn các loại thuốc từ thảo dược thiên nhiên, của công ty uy tín có tác dụng làm mềm da, làm lành vùng da bị tổn thương giúp loại trừ hăm háng ở trẻ.
- Gel Oatrum Kids: Được xem là xu hướng trị hăm háng hot nhất hiện nay. Với 100% từ thảo dược thiên nhiên lại có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa hiệu quả, sản phẩm giúp giảm nhanh tình trạng ửng đỏ, mụn đỏ, đau rát ở trẻ. Oatrum Kids còn giúp tái tạo biểu mô da, cung cấp ẩm cho da, từ đó giúp đẩy lùi hăm háng chỉ sau 2-3 ngày sử dụng.
Để phòng ngừa hăm háng ở trẻ, mẹ cần lưu ý vệ sinh sạch sẽ vùng mông, bẹn, háng ở trẻ mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế mặc tã bỉm và cho trẻ mặc quần áo rộng rãi để làn da trẻ luôn khô ráo, thoáng mát.
Bài viết liên quan: Bé bị hăm cổ phải làm sao cho nhanh khỏi?