Trẻ bị bỏng nước sôi do hiếu động hoặc do cha mẹ bất cẩn, vết thương khiến trẻ đau rát, cha mẹ xót xa. Khi trẻ gặp phải tai nạn này cha mẹ cần xử lý ngay bằng cách nào để hạn chế tối đa tổn thương và giúp trẻ mau lành? Những hướng dẫn dưới đây là kiến thức mọi cha mẹ cần biết để ứng phó khi cần.
Trẻ bị bỏng nước sôi nguy hiểm như thế nào?
Theo thống kê, tỉ lệ trẻ em bị bỏng chiếm tới 40-60% số người bị bỏng, trong đó tai nạn bỏng nước sôi thường gặp nhất. Trẻ trong độ tuổi từ 1-6 tuổi có nguy cơ bị bỏng hơn cả bởi đây là lứa tuổi hiếu động, tò mò, muốn khám phá và chưa hiểu hết các điều nguy hiểm diễn ra xung quanh.
Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao của nước sôi, làn da trẻ có thể bị phá hủy như thế nào?
Trẻ bị bỏng nước sôi là tai nạn nghiêm trọng
+ Phần cơ, da của trẻ sẽ bị biến đổi.
+ Nếu nhiệt độ quá cao, làn da của trẻ sẽ bị phá hủy chỉ trong vòng vài giây.
+ Vết thương thuộc cấp độ bỏng nào còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: bộ phận nào trên cơ thể, độ sâu rộng của vết bỏng.
+ Trong một số trường hợp mạch máu của trẻ có thể bị phá hủy, dẫn tới hoại tử da. Khi mạch máu bị hủy hoại sẽ xảy ra hiện tượng thoát dịch mao mạch và viêm sưng mô (vết thương bị sưng đỏ), khi đó trẻ sẽ dễ bị sốc bỏng do máu không đủ để nuôi cơ và da.
Bạn có biết: Bị bỏng nước sôi bôi thuốc gì?
Cách xử lý khi trẻ bị bỏng nước sôi đảm bảo an toàn, hiệu quả
90% cha mẹ đều có chung tâm trạng hoảng loạn khi thấy bé bị bỏng nước sôi, chính vì thế họ không biết phải xử lý thế nào cho đúng và kịp thời, kết quả làn da của trẻ bị phá hủy nặng nề trước khi được đưa tới bệnh viện. Do đó, việc xử trí đúng cách, kịp thời khi trẻ bị bỏng luôn được các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành khuyến cáo, điều này sẽ giúp vết bỏng của trẻ không bị ăn sâu, lan rộng, từ đó giảm tối đa khả năng để lại di chứng nguy hiểm cho trẻ.
Xả nước vào vết bỏng là việc đầu tiên và quan trọng nhất cha mẹ cần làm
1.Xả nước vào vết bỏng
Đây là việc đầu tiên và quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm ngay khi trẻ bị bỏng nước sôi. Nhiều cha mẹ luống cuống không biết cách xử lý mà tức tốc đưa con tới bệnh viện khi chưa sơ cứu tại nhà là sai lầm lớn nhé. Vết thương khi mới bị bỏng cần được xả nước từ 10-30 phút để làm giảm mức độ tổn thương tới các mô sâu, đồng thời giảm sưng và giảm đau rát cho trẻ.
2. Cởi bỏ quần áo của trẻ
Cha mẹ nên nhớ, việc cởi bỏ quần áo cho trẻ phải thực hiện sau khi vết bỏng đã được ngâm nước làm mát, nếu cởi bỏ ngay khi bị bỏng sẽ khiến da của bé bị rách.
Trong trường hợp khó cởi, cha mẹ có thể dùng kéo cắt bỏ quần áo để vết thương của trẻ không bị trầm trọng hơn.
Băng bó vết bỏng cho trẻ để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập
3. Băng vết thương
Để vết bỏng của trẻ không bị nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập, cha mẹ hãy dùng băng gạc y tế băng nhẹ nhàng vết bỏng lại. Nếu vết bỏng bị nhiễm trùng hậu quả sẽ rất lớn.
4. Đưa trẻ tới bệnh viện
Khi đã hoàn thành những bước sơ cứu trên, đây là thời điểm thích hợp cha mẹ nên đưa trẻ tới bệnh viện để bác sĩ chuyên khoa kịp thời điều trị.
Lưu ý mẹ cần nhớ khi xử trí bỏng nước sôi cho bé
Xử trí sai cách khi trẻ bị bỏng nước sôi là nguyên nhân hàng đầu khiến tổn thương thêm trầm trọng. Do đó, trong quá trình sơ cứu cho bé, mẹ hãy ghi nhớ kỹ càng những điều này nhé:
+ Khi làm mát vết bỏng cho bé, cha mẹ chỉ nên dùng nước mát, tuyệt đối không dùng nước đá, không thoa kem đánh răng hay nước mắm theo kinh nghiệm dân gian... Những phương pháp này không làm vết bỏng dịu đi mà còn khiến chúng trở nên trầm trọng, thậm chí dẫn tới nhiễm trùng, hoại tử.
+ Tổn thương bỏng nước sôi có thể khiến trẻ vô cùng đau rát, lúc này cha mẹ cần dùng lời lẽ nhẹ nhàng, yêu thương để dỗ dành, an ủi bé quên đi cảm giác đau đớn. Mặt khác nên cho bé uống nhiều nước và đặt bé ở tư thế không ảnh hưởng tới vết bỏng.
Chỉ dùng nước mát sơ cứu vết bỏng, tuyệt đối không dùng nước đá
+ Trong quá trình sơ cứu, cha mẹ cần phải quan sát bé thường xuyên xem bé có bị sốc hay không. Nếu thấy bé có hiện tượng giảm huyết áp, mạch đập nhanh, khó thở cần đưa tới cơ sở y tế ngay lập tức để không gây nguy hiểm tới tính mạng.
+ Với những vết bỏng nhẹ có thể điều trị tại nhà, cha mẹ tránh sử dụng các loại thuốc có sẵn hay các loại thảo dược theo kinh nghiệm dân gian… thay vào đó hãy hỏi ý kiến của dược sĩ chuyên môn về sản phẩm uy tín được sản xuất chuyên biệt trong điều trị bỏng.
+ Khi vết bỏng xuất hiện bóng nước, tuyệt đối không tự ý dùng tay hoặc vật sắc nhọn chọc vỡ sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng và để lại sẹo xấu trên da.
+ Tăng cường bổ sung thực phẩm bổ dưỡng, nước trái cây chứa nhiều vitamin C trong quá trình điều trị nhằm tăng sức đề kháng và tăng khả năng liền da cho trẻ.
Tham khảo:
>>> Bỏng nhiệt ở trẻ em và cách điều trị an toàn nhất
>>> 6 bài thuốc trị bỏng nước sôi tại nhà theo kinh nghiệm dân gian