Tuy không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng hăm tã lại chiếm tỷ lệ cao và có thể tái phát lại nhiều lần khiến trẻ biếng ăn, mất ngủ, quấy khóc và vận động khó khăn. Nằm lòng cách phòng ngừa hăm tã cho trẻ chính là bí quyết giúp mẹ bảo vệ làn da bé luôn mịn màng cả trong mùa hè lẫn mùa đông.
Da của trẻ sơ sinh mỏng hơn 5 lần da người lớn nên việc chăm sóc da có vai trò rất quan trọng. Chăm sóc da đúng cách cũng là giải pháp hữu hiệu giúp bé tránh xa các bệnh ngoài da trong đó có hăm tã. Dưới đây là 6 tips hay giúp mẹ phòng ngừa bệnh hăm tã cực đơn giản và dễ dàng ở trẻ.
Hăm tã hoàn toàn có thể phòng ngừa
1. Giữ khu vực mặc tã của trẻ luôn khô thoáng
Khô ráo, thoáng mát là chìa khóa giúp trẻ không bị hăm tã, do đó, mẹ bỉm đừng quên để vùng đùi và mông trẻ được hít thở không khí đều đặn và khô thoáng mỗi ngày. Không phải lúc nào mẹ cũng nên đóng bỉm hoặc mặc quần áo kín mín cho trẻ mà chỉ nên lựa chọn những trang phục có khả năng thấm hút cao từ chất liệu cotton.
Thỉnh thoảng, mẹ nên để bé được “nude”, đảm bảo bé cũng rất thích thú đồng thời còn giúp da bé mịn màng và dễ chịu hơn.
Thỉnh thoảng cũng cần để vùng mông của trẻ thông thoáng
2. Vệ sinh da trẻ sạch sẽ khi thay tã
Mỗi lần trẻ tiểu tiện hoặc đại tiện mẹ cần nhanh chóng thay, rửa sạch vùng kín cũng như vùng đóng tã cho bé mặc nước ấm sạch. Sau đó thấm khô bằng khăn bông hoặc khăn xô rồi thay tã mới cho bé.
Nhiều mẹ sợ con lạnh nên vội vã mặc tã mới cho bé khi chưa lau khô nước trên da mà không biết rằng, làn da ẩm ướt chính là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển hăm tã.
Vệ sinh sạch sẽ giúp hăm tã “không có cửa” đến gần trẻ
Xem thêm: Nguyên nhân khiến bé tái phát hăm tã nhiều lần
Khi lau rửa cho trẻ mẹ cần lưu ý:
- Lau rửa bộ phận sinh dục trước rồi mới đến hậu môn để vi khuẩn không lây ngược từ hậu môn vào bộ phận sinh dục.
- Khi rửa cần nhẹ nhàng tránh làm bé đau, xây xước da hoặc tổn thương làn da nhạy cảm của bé.
3. Sử dụng tã bỉm cho trẻ đúng cách
Số liệu thống kê cho thấy, 80% nguyên nhân gây hăm tã ở trẻ liên quan đến tã bỉm. Điều này cho thấy, tã bỉm có vai trò quan trọng như thế nào trong việc phòng tránh trước nguy cơ bị hăm tã.
Trong sử dụng tã bỉm cho trẻ mẹ cần nằm lòng những vấn đề sau:
- Chỉ sử dụng tã bỉm của thương hiệu uy tín, có lớp thấm hút tốt, an toàn, mềm mại với làn da trẻ. Đặc biệt, tã bỉm cần có độ co giãn tốt để không làm trầy xước da bé và gây các vết hằn đỏ.
Tã bỉm chất lượng góp phần hạn chế hăm tã ở trẻ
- Chọn tã bỉm có kích thước phù hợp với trọng lượng cơ thể trẻ. Có thể mặc tã bỉm vừa vặn hoặc rộng hơn để vùng quấn tã được thông thoáng nhưng tuyệt đối không mặc tã bỉm cho bé quá chật vì gây bức bí, khó chịu cho trẻ khiến vi khuẩn dễ phát triển hơn.
- Thay tã bỉm thường xuyên cho trẻ: Thay ngay khi trẻ đại tiện hoặc sau 3-4 tiếng/ lần ngay cả khi tã bỉm chưa đầy. Việc để trẻ mặc tã bỉm quá lâu sẽ khiến các chất thải, vi khuẩn trong phân và nước tiểu ngấm vào da trẻ, phá vỡ cấu trúc da và gây hăm tã ở trẻ.
- Mỗi lần thay tã bỉm cho trẻ mẹ cần vệ sinh da trẻ sạch sẽ.
Xem thêm: Bé bị hăm cổ phải làm sao cho mau khỏi?
4. Nói không với sử dụng sản phẩm chứa chất tạo mùi, hóa chất
Do mang lại sự tiện lợi lại có mùi thơm nên nhiều mẹ rất thích dùng các loại khăn ướt sử dụng một lần để vệ sinh vùng mặc tã cho trẻ mà không biết rằng các loại khăn này có thể chứa hóa chất kích ứng, chất tạo mùi, chất bảo quản khiến da trẻ bị khô, tấy đỏ, hăm tã.
Cần thận trọng khi lựa chọn sữa tắm, nước xả vải cho trẻ
Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên dùng các loại xà phòng, nước xả vải, sữa tắm có khả năng tẩy rửa mạnh mà chỉ nên dùng những loại dịu nhẹ, dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
5. Hạn chế cho trẻ ăn thực phẩm giàu tính axit
Các chuyên gia cho rằng, để tăng cường đề kháng và giúp trẻ phát triển toàn diện, mẹ nên cho trẻ ti sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời, mặt khác mẹ nên duy trì cho trẻ ti sữa mẹ càng lâu càng tốt.
Hoa quả giàu axit sẽ khiến thành phần phân của trẻ thay đổi
Bên cạnh đó mẹ cần nhớ rằng, thực phẩm cũng là nguyên nhân gây ra hăm tã ở trẻ vì nó làm thay đổi thành phần phân của trẻ. Do đó mẹ nên hạn chế các thực phẩm, trái cây giàu tính axit trong khẩu phần ăn của bé như: cam, chanh, cà chua, mâm xôi, việt quất…
6. Sử dụng gel chống hăm từ thảo dược thiên nhiên
Một tips hay giúp mẹ phòng ngừa hăm tã cực hiệu quả ở trẻ đó là sử dụng gel bôi chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên Oatrum Kids. Với công thức độc đáo cùng khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da vượt trội, Oatrum Kids giúp trẻ hết sạch hăm tã chỉ sau 3 ngày sử dụng và phòng ngừa hăm tã vô cùng hữu hiệu.
Rất đơn giản, sau mỗi lần vệ sinh da cho bé, mẹ lau khô vùng mặc tã và bôi một lớp mỏng gel Oatrum Kids lên vùng mông của trẻ. Sản phẩm sẽ tạo một lớp màng sinh học bao ngoài vùng da trẻ, làm mềm mịn làn da, giúp bé tránh xa hăm tã.
Mách mẹ
Khi phát hiện dấu hiệu trẻ bị hăm tã (da ửng đỏ, căng da, có mùi khai…) mẹ cần điều trị sớm và kịp thời cho trẻ bằng việc sử dụng gel Oatrum Kids cho trẻ 3 lần/ ngày. Tuy nhiên, khi thấy tình trạng hăm tã của trẻ không cải thiện hoặc liên tục tái phát, trẻ sốt cao, lở loét, mưng mủ và chảy máu… cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.