Thuốc trị hăm háng cho trẻ là lựa chọn tin cậy của nhiều cha mẹ có con nhỏ. Tuy nhiên, trẻ bị hăm có nhất thiết phải sử dụng đến thuốc và đâu là sự lựa chọn tốt nhất vẫn còn là thắc mắc của không ít bậc phụ huynh.
Hăm háng, hăm bẹn hay hăm vùng kín là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh trong giai đoạn đóng tã/bỉm. Nếu trẻ bị nhiễm khuẩn do cha mẹ vệ sinh không đúng cách hoặc do phân, nước tiểu lưu trú lâu trên da bé, hăm háng sẽ biểu hiện bằng mảng hăm màu vàng, chứa nước, vết loét có mủ hay bị đóng vảy như sáp ong trên mông bé.
Trẻ sơ sinh có nên sử dụng thuốc trị hăm háng?
Xem thêm: Trẻ bị hăm háng và cách trị hăm háng ở trẻ sau 3 ngày
Nếu trẻ bị hăm háng do nhiễm nấm, vùng da bị hăm của trẻ sẽ có màu đỏ tươi, lan tỏa từ rìa vết hăm. Đôi khi những nốt mẩn đỏ có thể nổi lên ở vùng bẹn, cổ hay vùng da nếp gấp. Đây là biểu hiện da bé bị kích ứng với những tác nhân bên ngoài da như: tã/bỉm, nước tiểu, phân…
Khi trẻ bị hăm, điều đầu tiên cha mẹ nghĩ tới là sử dụng thuốc trị hăm háng cho trẻ. Bởi đây là phương pháp được kỳ vọng sẽ đem lại hiệu quả nhanh và triệt để.
Trên thực tế, các bài thuốc trị hăm háng cho trẻ hiện đang tồn tại dưới những phương pháp sau:
Bài thuốc dân gian trị hăm háng cho trẻ
Chữa hăm háng bằng lá khế
Theo dân gian, lá khế có tính mát nên rất phù hợp để trị hăm cho trẻ. Để thực hiện, cha mẹ chuẩn bị một nắm lá khế còn xanh, rửa sạch với nước muối loãng, để ráo nước, giã nhỏ cho thêm chút muối và nước rồi chắt lấy nước cốt, bỏ bã. Sau đó dùng mảnh vải sạch thấm nước lá khế lau rửa nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của bé.
Chữa hăm háng bằng lá trầu không
Chữa hăm háng cho trẻ bằng lá trầu không giúp đem lại khả năng kháng khuẩn mạnh
Lá trầu không giúp đem lại khả năng kháng khuẩn mạnh nên được ông cha ta sử dụng đun lấy nước để vệ sinh vùng da bị hăm háng cho trẻ.
Khi sử dụng lá trầu không cha mẹ nên lưu ý sơ chế lá kỹ càng để loại bỏ bụi bẩn và trứng côn trùng bám trên lá, không nên pha nước quá đặc có thể khiến trẻ bị nóng da. Nếu thấy hiện tượng bé bị kích ứng cần ngừng sử dụng ngay.
Chữa hăm háng bằng cây mã đề
Mã đề là loại cây có tác dụng làm dịu da và hàn gắn những tổn thương trên da bé do hăm háng gây nên. Vì vậy, để sử dụng bài thuốc trị hăm háng bằng lá mã đề, cha mẹ chuẩn bị một nắm lá đã qua sơ chế sạch sẽ, sau đó vò nát và thoa nhẹ lên vùng da bị hăm của bé.
Trị hăm háng cho trẻ bằng các loại kem bôi
Nếu các bài thuốc dân gian trị hăm háng cho trẻ “ngốn” nhiều thời gian chuẩn bị, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm khuẩn da bé thì các loại kem bôi lại được thể “lên ngôi” vì sự tiện lợi cùng tác dụng nhanh.
Hiện nay, để trị hăm cho bé, cha mẹ có thể sử dụng các loại kem, gel bôi ngoài da như:
Oatrum Kids Gel
Oatrum Kids Gel là sản phẩm trị hăm háng cho bé được chiết xuất 100% từ các loại thảo dược tự nhiên quý hiếm, đã qua kiểm định an toàn của Bộ Y tế: Berberin thực vật, Curcumin, Vitamin E.
Mỗi thành phần giúp đem lại hiệu quả vượt trội trong điều trị hăm:
- Thể chất Gel tạo lớp màng sinh học bao ngoài vùng da bị hăm, giảm cảm giác đau rát khi bị loét, giảm ngứa, dịu mát da đồng thời cung cấp độ ẩm mang đến làn da mịn màng cho bé.
- Berberin, Curcumin có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, giảm nhanh biểu hiện ửng đỏ, thậm chí giảm mụn đỏ (nếu có).
Oatrum Kids Gel hoàn toàn không chứa hóa chất bảo quản, chất tạo mùi, đặc biệt không chứa Corticoid nên không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào cho da bé.
Hiện nay, hơn 50.000 mẹ Việt đã sử dụng Oatrum Kids để điều trị hăm cho trẻ và có những phản hồi rất tốt về chất lượng sản phẩm.
Bepanthen
Bepanthen có tác dụng làm lành, làm dịu và bảo vệ làn da bé khi bị hăm
Bepanthen có tác dụng làm lành, làm dịu và bảo vệ làn da bé khi bị hăm. Thành phần của kem gồm có Dexpanthenol (hoặc tiền vitamin B5) cung cấp các yếu tố cần thiết cho sự tái sinh của da. Ở dạng tế bào, Dexpanthenol nhanh chóng chuyển đổi sang pantothenic acid, đóng một vai trò quan trọng như là một thành phần của coenzyme A. Trong quá trình hoạt động, nó thúc đẩy tái tạo tế bào và sửa chữa biểu mô da. Bên cạnh đó, thành phần chất béo có chứa tá dược, X PROTEGIN bảo vệ mông của em bé từ sự tấn công bên ngoài (nước tiểu, phân, ma sát).
Sudo
Kem chống hăm Sudo có xuất xứ từ Anh cũng là lựa chọn không tồi khi trẻ bị hăm háng. Tác dụng nổi bật của sản phẩm là khả năng diệt khuẩn an toàn, do đó cha mẹ có thể yên tâm khi lựa chọn.
Ngoài những loại kem trị hăm kể trên, nếu sử dụng loại khác cha mẹ cần đặc biệt chú ý tới thành phần của kem, bởi không ít sản phẩm có chứa Corticoid, nếu sử dụng dài ngày sẽ gây tác dụng phụ nguy hiểm: teo da, rạn da, suy tuyến thượng thận…
Có nên sử dụng thuốc trị hăm háng cho trẻ?
Thuốc trị hăm háng cho trẻ được hiểu là các loại thuốc uống, thuốc kháng sinh hoặc thuốc sát trùng ngoài da. Trên thực tế, khi trẻ bị hăm háng nếu không xuất hiện dấu hiệu sốt cao, tiêu chảy kéo dài cha mẹ không nên cho con sử dụng thuốc kháng sinh, thay vào đó nên chú trọng vệ sinh da con bằng cách:
Đều đặn 3-4 tiếng thay tã/bỉm cho con 1 lần
- Đều đặn 3-4 tiếng thay tã/bỉm cho con. Trước khi mặc tã mới cho bé, mẹ cần vệ sinh da con bằng nước ấm sạch, lau rửa nhẹ nhàng từ trước ra sau. Tiếp đến, dùng khăn mềm thấm khô rồi mới bôi kem trị hăm cho bé. Tốt nhất, nên để da con được “nude” càng lâu càng tốt để tạo sự thông thoáng dễ chịu.
- Không dùng xà phòng, sữa tắm có chứa hóa chất tạo mùi, tạo bọt, paraben để vệ sinh da bé trong thời kỳ bị hăm. Hóa chất khiến bé bị kích ứng và làm tình trạng hăm nặng hơn.
- Lựa chọn quần áo chất liệu cotton thoáng mát, thấm hút mồ hôi và không gây cọ xát tới vùng da bị hăm.
Khi thấy hăm háng kéo dài trên 5 ngày, hăm có biểu hiện nặng cha mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để được thăm khám và chỉ định điều trị kịp thời. Tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc kháng sinh bừa bãi khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ.