https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh cần có trong tủ thuốc gia đình

Thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh cần có trong tủ thuốc gia đình

Cùng với thuốc cảm cúm, hạ sốt, men tiêu hóa, nước muối sinh lý thì thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh là thứ không thể thiếu trong tủ thuốc của mỗi gia đình. Việc chủ động trữ thuốc trị hăm cũng giúp cha mẹ dễ dàng đối phó với bệnh lý hăm tã mỗi khi chúng “hờn dỗi ghé thăm”.

Các loại thuốc trị hăm thông thường cho trẻ sơ sinh

Từ 0 đến 24 tháng tuổi, trẻ rất dễ bị hăm tã với các dấu hiệu là vùng mông, bẹn hoặc đùi đỏ ửng, căng bóng, có mùi khai khiến trẻ đau rát, ngứa ngáy, khó chịu. Có nhiều lí do dẫn đến việc trẻ bị hăm tã nhưng nguyên nhân chính vẫn là trẻ phải tiếp xúc lâu với các enzyme trong phân và nước tiểu gây kích ứng bề mặt da và dẫn đến chứng hăm tã ở trẻ.

Để trị hăm tã cho trẻ, nhiều mẹ tin dùng bài thuốc dân gian từ lá chè xanh, lá vối, trầu không… nhưng do không tiện dụng lại phải kiên trì mới mang lại hiệu quả nên các mẹ chuyển hướng sang các loại thuốc trị hăm vì tin tưởng vào sự tiện dụng, an toàn và hiệu quả mà nó mang lại.

Thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh

Các loại thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh trên thị trường hiện có rất nhiều nhưng tiêu biểu nhất có các loại sau: 

- Xanh methylen, Betadine: Được xem là loại thuốc khử trùng, vệ sinh các bệnh ngoài da hoặc vết thương trầy xước rất tốt. Để đẩy lùi hăm cho trẻ, mẹ chỉ cần lau khô vùng da hăm, lấy bông tăm chấm thuốc vào chỗ hăm là sẽ giúp cải thiện tình trạng hăm tã ở trẻ hiệu quả.

Thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh

- Thuốc tím: Cũng là một loại thuốc được dùng phổ biến để trị hăm cho trẻ. Với những trẻ bị hăm tã, mẹ chỉ cần pha mỗi gói nhỏ với khoản 2 lít nước ấm, khuấy đều cho tan sau đó rửa sạch vùng da hăm, lau khô và mặc đồ cho trẻ. Chỉ cần thực hiện vài ngày, triệu chứng hăm tã của trẻ sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Thuốc trị hăm tã cho trẻ sơ sinh

- Thuốc trị hăm dạng mỡ: Giúp duy trì độ ẩm cho da, phục hồi da nhanh vừa tạo thành hàng rào bảo vệ giúp da trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như phân, nước tiểu. Tuy nhiên, thuốc mỡ trị hăm chỉ sử dụng được khi trẻ bị hăm nhẹ. Cách sử dụng như sau: bôi lớp thuốc mỏng lên vùng da bị hăm 2 lần/ ngày sau khi đã rửa sạch và thấm khô.

- Thuốc chống hăm dạng kem, dạng lotion và dạng nước: Đặc điểm của dạng bào chế này là dễ tan trong nước nên sẽ tan theo nước tiểu của trẻ song do tỷ lệ nước là chủ yếu nên vi khuẩn rất dễ thâm nhập vào thuốc.

- Gel bôi thảo dược: Được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da, Oatrum Kids chính là gel bôi trị hăm đang rất được lòng các mẹ bỉm sữa. Chỉ cần rửa vùng hăm da của trẻ bằng nước sạch, thoa gel Oatrum Kids lên 2 lần/ ngày sẽ giúp giảm ngứa, rát, giảm viêm, săn se da nhanh và tái tạo biểu bì mới cho da trẻ. Chỉ sau 2-3 ngày sử dụng là tình trạng hăm tã của trẻ sẽ hoàn toàn biến mất.

Thuốc trị hăm cho trẻ sơ sinh - Oatrum Kis - Gel bôi trị hăm tã cho trẻ sơ sinh

Xem thêm: Sai lầm khi điều trị hăm tã ở trẻ

Thuốc trị hăm tã nặng cho trẻ sơ sinh

Trường hợp trẻ bị hăm nặng, có mủ cần giữ vệ sinh da trẻ thật sạch sẽ, cẩn thận. Tuyệt đối không dùng kem bôi để thoa lên vùng da này. Cách tốt nhất là vệ sinh vùng da trẻ bị hăm nặng bằng nước sạch sau đó nhúng mông trẻ vào chậu nước có pha baking soda để trung hòa axit trong phân và nước tiểu. Lau khô da trẻ bằng khăn mềm, thoa một lớp gel dày Oatrum Kids lên vùng da bị hăm, để khô tự nhiên. 

Trường hợp trẻ hăm tã bị bội nhiễm (mưng mủ kèm sưng tấy, loét da, vùng hăm da lan rộng, trẻ sốt cao, bỏ ăn, li bì, mệt mỏi) hoặc nhiễm nấm nặng: Cần đưa trẻ đi thăm khám tại các cơ sở y tế để được tham khám và điều trị kịp thời: 

- Căn cứ vào tình hình bội nhiễm bác sĩ sẽ kê các loại thuốc phù hợp cho trẻ. Có thể dùng thuốc hạ sốt paracetamon (nếu bé sốt cao), thuốc kháng sinh đường uống (nhóm beta lactam, các cephalosporin…) khi bội nhiễm lan rộng, sử dụng dung dịch vệ sinh làm sạch vùng da tổn thương kèm thuốc kháng khuẩn chứa kháng sinh, thuốc có corticoid bôi tại chỗ.

- Nếu hăm tã có dấu hiệu nhiễm nấm thì phải dùng kem chống nấm. Các loại thuốc thông thường là miconazole, clotrimazole, nystatin và ketoconazole để bôi lên vùng da bị tổn thương của trẻ. Bên cạnh đó, sử dụng kem imidazol hay kem nystatin kết hợp với một loại kem có steroid cũng sẽ giúp vùng da thương tổn mau lành hơn.

Khi trẻ bị hăm dù nặng hay nhẹ tuyệt đối không sử dụng bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc xuất xứ để rửa, vệ sinh cho trẻ. Không nên dùng phấn rôm thoa vào vùng hăm vì sẽ làm bít tắc lỗ chân lông khiến tình trạng nặng và khó chữa hơn. 

Lưu ý trong lựa chọn thuốc trị hăm cho bé

Thuốc trị hăm tã cho bé là một vật dụng thiết yếu nhất định mẹ cần sắm và trữ sẵn trong tủ thuốc để nếu một ngày đẹp trời không may bé bị hăm có thể sẵn sàng sử dụng. Để lựa chọn được đúng thuốc trị hăm cho bé an toàn, hiệu quả, mẹ nên nằm lòng những vấn đề sau:

- Chỉ ưu tiên sử dụng các loại thuốc được bào chế từ thiên nhiên, có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa… tác dụng vượt trội của dòng sản phẩm này sẽ giúp hình thành lớp màng bảo vệ da và chữa trị hăm tã nhanh chóng.

- Không sử dụng các loại thuốc trị hăm có chứa corticoid, chất bảo quản, chất tạo mùi, hóa chất kích ứng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

- Không tự ý mua thuốc kháng sinh và sử dụng cho trẻ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ.

- Khi chọn mua thuốc trị hăm cho bé, mẹ nên lựa chọn san sản phẩm của thương hiệu uy tín, có nguồn gốc rõ ràng.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46