Thai 36 tuần tuổi và những thay đổi mẹ cần biết

Thai 36 tuần tuổi đã được xem là đủ ngày đủ tháng, bé đích thực là một phiên bản trẻ sơ sinh thực thụ. Tuy nhiên trong giai đoạn này, bé vẫn sẽ tiếp tục phát triển ở trong bụng mẹ nên cũng sẽ gây ra những thay đổi nhất định cho mẹ bầu.

Sự thay đổi rõ rệt của thai 36 tuần tuổi

Các chuyên gia sản phụ khoa cho rằng dù phải tầm 3 tuần nữa mới đến ngày dự sinh nhưng em bé thời điểm này đã rất hoàn thiện. Cân nặng của bé lúc này khoảng 2,8kg và dài tầm 48cm một chút, lọn tóc của bé đã dài từ 1,5 đến 4cm. Vì vậy dù có chào đời sớm ngay bây giờ thì mẹ có thể an tâm rằng phổi của bé có đủ khả năng để thích ứng tốt bé hoàn toàn có thể tự hít thở mà không cần sự trợ giúp của thiết bị y tế.

Ở thời điểm này gần như tất cả các cơ quan và bộ phận của bé yêu đều đã cũng như đang phát triển rất mạnh. Nhất là phổi của bé đã có thể thích nghi tốt được với môi trường ở bên ngoài, chính vì thế giúp bé chào đời an toàn và có t sức khỏe tốt nhất.

 Thai 36 tuần tuổi đã sẵn sàng để chào đời.

Thai 36 tuần tuổi đã sẵn sàng để chào đời.

Tuy nhiên cũng có một số thai 36 tuần tuổi cần thêm một chút thời gian nữa. Trừ trường hợp nào đó do yếu tố bắt buộc phải sinh mổ sớm trước 38 tuần thì khi sinh ra tóc bé sẽ nhạt hơn, thậm chí chỉ lơ thơ vài sợi tóc tơ.

Cũng trong tuần mang thai thứ 36 này, cả lớp lông tơ lẫn chất sáp bao phủ bên ngoài cơ thể của bé đã rụng dần đi, các chất này sẽ được hòa vào tan trong nước ối cùng các chất bài tiết khác. Và khi bé nuốt phải hợp chất này vào bụng sẽ kích thích hệ tiêu hóa hoạt động, từ đó tạo ra phân su ngay sau khi  em bé chào đời.

Bộ não của bé trong tuần thai này cũng phát triển vượt trội hơn hẳn nếu như được kết hợp với phương pháp thai giáo. Các mẹ sẽ cảm nhận rõ bé đang có phản xạ di chuyển ở trong bụng mình, thậm chí còn biết phản xạ lại với ánh sáng từ bên ngoài. Dấu hiệu này cũng giúp các bé có thể nhanh chóng thích nghi được với cuộc sống bên ngoài.

Những thay đổi của mẹ khi mang thai tuần thứ 36

- Trong tuần mang thai tuần thứ 36 này, cân nặng của mẹ sẽ bị chững lại và không tăng lên nữa. Mẹ không phải quá lo lắng về điều này bởi đó là hiện tượng hết sức bình thường, nguyên nhân là do lượng nước trong bụng mẹ ối giảm dần  để chuẩn bị cho việc sinh con.

- Các cơn co thắt giả (co thắt Braxton Hicks) sẽ xuất hiện ngày càng nhiều, tần suất đều đặn và sẽ kéo dài hơn khiến mẹ thấy mệt mỏi. Nhưng đó chỉ là hiện tượng tử cung co thắt giả để luyện tập cho quá trình chuyển dạ thực sự được thuận lợi hơn. Song mẹ bầu cũng cần lưu ý giữa những cơn co thắt giả và thật để xử lý kịp thời.

 Mẹ thường xuất hiện cơn co thắt tử cung giả ở tuần thai 36.

Mẹ thường xuất hiện cơn co thắt tử cung giả ở tuần thai 36.

>> Tìm hiểu thêm: Chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé – 4 điều cần chú ý

- Thai 36 tuần tuổi sẽ khiến cho việc ăn uống của mẹ khó khăn hơn, bởi do bé đã lớn nên chiếm khá nhiều diện tích trong bụng làm chèn ép vào dạ dày. Do đó mà các mẹ bầu sẽ ăn ít hơn, các triệu chứng như ợ nóng, khó tiêu hay táo bón… cũng sẽ xuất hiện ngay. 

- Lúc này mẹ sẽ thấy dễ chịu và dễ thở hơn do bé đã di chuyển sâu xuống đáy của tử cung. Tuy nhiên cũng vì điều này mà làm gia tăng áp lực lên bụng dưới, nhất là âm đạo khiến cho mẹ cảm thấy khó chịu và đi tiểu thường xuyên hơn.

- Bàn chân của mẹ cũng sẽ bị sưng và phù to hơn ở tuần thai thứ 36 này. Do đó mẹ cần áp dụng cách ngâm chân vào nước ấm, massage chân hoặc đi bộ vài phút trước khi đi ngủ.

Lời khuyên hữu ích cho mẹ bầu mang thai tuần thứ 36

- Mẹ cần bổ sung tầm khoảng 2000 calories mỗi ngày để tích lũy năng lượng cho việc sinh để. Đồng thời nhớ kiểm soát cân nặng cho tốt, không nên ăn nhiều chất béo và đường giúp ngăn ngừa chứng bệnh nguy hiểm xảy ra trong thai kỳ.

- Dành nhiều thời gian để ngủ và nghỉ ngơi, thư giãn cơ thể và đầu óc, tích trữ năng lượng để có thêm sức cho quá trình vượt cạn của mình. 

 Tập yoga giai đoạn mang thai 36 tuần giúp mẹ thư giãn, thoải mái hơn.

Tập yoga giai đoạn mang thai 36 tuần giúp mẹ thư giãn, thoải mái hơn.

- Tránh quan hệ vợ chồng khi thai 36 tuần tuổi bởi lúc này thai nhi đã di chuyển xuống đáy tử cung, cho nên nếu quan hệ sẽ dễ gây tác động xấu đến sự phát triển của trẻ, thậm chí còn làm tăng nguy cơ bị sinh non.

- Giữ cho tâm trạng luôn được vui vẻ, lạc quan, thoải mái. Mẹ có thể dành thời gian để ngồi thiền hoặc tập vài động tác yoga giúp mẹ thư giãn và có lợi cho sức việc sinh nở.

- Bổ sung đầy đủ các loại vitamin, canxi, sắt, các khoáng chất cần thiết, DHA, omega để giúp con yêu phát triển hoàn thiện trong tháng cuối thai kỳ này.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status