Nặn mụn nhọt cho trẻ không cẩn thận có thể làm xấu da, nặng hơn là gây nhiễm trùng máu, áp xe màng phổi, viêm màng não và tử vong nhất là với những mụn nhọt vùng mũi, miệng, thường được gọi là đinh râu. Có hay không phương pháp nặn mụn nhọt an toàn cho bé?
Cẩn thận mất mạng vì nặn mụn nhọt cho trẻ
Nặn mụn nhọt – thuật ngữ không còn xa lạ với các ông bố, bà mẹ. Bởi trước đây, khi y học chưa phát triển, phần lớn cha mẹ thường tự nặn mụn nhọt cho con bằng phương pháp thủ công như dùng tay, dao díp hoặc thậm chí là dùng thanh sắt hơ qua lửa đỏ. Những cách làm này khá nguy hiểm lại không an toàn cho sức khỏe của trẻ.
Không nên tự ý nặn mụn nhọt cho trẻ
Bạn có biết: Các loại thuốc chữa mụn nhọt cho trẻ
Thực tế cho thấy, cơ thể trẻ vốn rất non nớt cộng với hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên việc chích nặn mụn quá mạnh, quá sớm sẽ làm vỡ vỏ bọc, vi khuẩn từ đó sẽ xâm nhập vào máu gây nhiễm trùng máu và gây bệnh ở bất kỳ cơ quan nào như phổi, gan, mạch máu, tim… đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Việc trẻ bị nguy hiểm đến tính mạng chỉ vì cha mẹ, người thân tự ý nặn mụn đã không còn xa lạ. Vì có rất nhiều trường hợp trẻ phải cấp cứu trong tình trạng ngàn cân treo sợi tóc do nhiễm khuẩn chỉ vì được bố mẹ đè ra nặn nhọt để giúp con bớt đau, nhanh khỏi nhưng “bò lành lại hóa bò què”, trẻ chẳng thấy khỏi mụn lại sưng u cục, mưng mủ, co giật, sốt cao, li bì khiến cha mẹ phải cho vào viện cấp cứu. Đây thực sự là một sai lầm đáng tiếc cần được loại bỏ.
Ngoài việc không nên nặn mụn nhọt cho trẻ, các chuyên gia cũng khuyến cáo, cha mẹ không nên tự ý chích, sờ, nắn, cào cấu lên vùng da bị mụn nhọt của trẻ. Cũng không nên đắp các loại lá cây không rõ nguồn gốc trực tiếp lên mụn và bôi các loại kem chứa chì, coricorid hay các loại kem trộn, kem che khuyết điểm, chườm nóng, chườm lạnh lên vết sưng đỏ do mụn gây ra. Những việc làm này chỉ khiến tình trạng mụn nhọt của trẻ trầm trọng và khó chữa hơn.
Không tự ý đắp lá cây lên mụn nhọt của trẻ
Đâu là phương pháp nặn mụn an toàn cho bé?
Nguyên tắc trị mụn nhọt cho trẻ theo chuẩn chuyên gia đó là mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn của trẻ hàng ngày bằng nước sạch hoặc thông thường chỉ cần bôi thuốc sát trùng hay nước muối loãng. Khi mụn nhọt đã “chín” thì chích mủ nhưng cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên môn để đảm bảo vô trùng, ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra với trẻ.
Trong trường hợp mụn nhọt được xác định là lành tính, bác sĩ sẽ làm thủ thuật đơn giản để chọc vỡ mụn bằng cách bôi thuốc gây tê cục bộ, rạch một đường nhỏ trên đầu mụn, lau sạch mủ và băng cho bé. Tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ cho sử dụng thêm thuốc bôi hoặc thuốc uống và hướng dẫn cha mẹ cách vệ sinh, chăm sóc trẻ an toàn tại nhà.
Mẹ có thể xin tham vấn từ bác sĩ là có thể sử dụng các loại gel thảo dược có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm sưng đau cho trẻ sau khi nặn mụn nhọt hay không. Nếu được bác sĩ chấp nhận, mẹ có thể dụng gel Oatrum Kids để bôi cho bé 3 lần/ngày cũng giúp mụn nhọt sau khi được nặn mau liền da, giảm thâm và sẹo nhanh hơn.
Khi chăm sóc trẻ sau khi nặn mụn nhọt, cha mẹ cần lưu ý luôn giữ con sạch sẽ, thay băng thường xuyên cho trẻ, cho trẻ mặc quần áo chất liệu thoáng mát, có khả năng thấm hút mồ hôi và tuyệt đối tránh để trẻ tiếp xúc với bụi bẩn, lông chó mèo… bởi môi trường ô nhiễm sẽ làm chậm quá trình lành mụn và đôi khi còn có thể khiến mụn nhọt phát triển trở lại hoặc nhiễm trùng nặng nề hơn.
Cẩn tắc vô áy náy, việc chăm sóc cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ không bao giờ là điều thừa thãi, nhất là với trẻ nhỏ bị mụn nhọt. Cha mẹ cần lưu ý để không phải hối hận vì những điều đã qua.
Xem thêm:
- - Trẻ sơ sinh bị côn trùng đốt mưng mủ: cẩn thận teo não
- - Vết trầy xước bị sưng: Mẹ cần làm gì để giúp con mau khỏi?
- - Mụn nhọt ở mông trẻ và cách trị