Để mẹ có thể sinh nở thuận lợi thì thai nhi phải xoay đầu theo ngôi thuận. Trường hợp ngôi thai ngược sẽ khó sinh thường được mà phải sinh mổ. Vậy thế nào là ngôi thai thuận? Làm thế nào để mẹ nhận biết được bé đã quay đầu thuận hay chưa?
Ngôi thai là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến phương pháp sinh đẻ và mức độ sinh đẻ của chị em phụ nữ. Ngôi thai sẽ được phân thành 3 dạng chủ yếu đó là ngôi đầu, ngôi ngang và ngôi mông. Thông thường ở giai đoạn đầu của thai kỳ thai nhi sẽ nằm trong bụng mẹ với tư thế đầu hướng lên, nhưng bắt đầu từ tuần 35 đến 37 trở là bé sẽ quay đầu xuống để chuẩn bị cho việc chào đời.
Ngôi thai thuận là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất ngôi thai thuận chính là ngôi thai đầu. Tức là thai nhi quay đầu trong tư thế đầu chúc xuống phía dưới xương chậu của mẹ, đồng thời gáy thai nhi sẽ quay về phía bụng mẹ. Tư thế ngôi thai thuận sẽ giúp mẹ bầu dễ dàng vượt qua cuộc chuyển dạ hơn. Bởi với tư thế này thai nhi sẽ tạo được áp lực lên buồng tử cung và khiến buồng tử cung mở rộng hơn mỗi khi xuất hiện các cơn co thắt, giúp bé chào đời dễ dàng hơn nhiều so với các tư thế khác.
Ngôi thai thuận sẽ giúp mẹ sinh thường dễ dàng hơn.
Còn ngôi thai ngược là tình trạng thai nhi quay đầu ở tư thế mông quay phía xuống cổ tử cung của mẹ còn đầu xoay về hướng đáy tử cung. Theo một thống kê mới nhất cho thấy có khoảng 25% thai nhi nằm ở ngôi ngược trong tuần thai thứ 32, nhưng tỷ lệ này sẽ còn giảm xuống còn 3% ở khoảng 8 tuần tiếp theo. Đa phần trường hợp ngôi thai ngược sẽ khó sinh thường và được chỉ định sinh mổ.
Dấu hiệu nhận biết ngôi thai thuận
Thực tế không có dấu hiệu lâm sàng đặc trưng nào có thể chứng tỏ ngôi thai trong bụng thuận hay chưa. Các dấu hiệu ngôi thai thuận khó chẩn đoán chính xác bằng mắt thường mà cách tốt nhất đó là mẹ phải đi siêu âm, thông qua hình ảnh siêu âm sẽ giúp mẹ và bác sỹ nhìn thấy rõ tư thế nằm trong bụng mẹ của thai nhi.
Tuy nhiên để có thể nhận biết được thai nhi đã quay đầu tay. Cụ thể như sau:
- Đầu tiên các mẹ đặt hai tay của mình vào vị trí đáy tử cung, dùng cả 2 bàn tay đẩy nhẹ lần lượt để nhận biết xem bộ phận nào của bé đang ở đáy tử cung. Nếu như mẹ thấy có cảm giác cưng cứng thì đó chính là phần đầu thai nhi.
Sử dụng tay có thể kiểm tra xem bé xoay đầu hay chưa.
- Tiếp đó mẹ đặt tay vào bên phải cùng bên trái của vùng bụng. Mẹ giữ tay phải cố định còn tay trái sờ nắn kiểm tra nhẹ nhàng. Sau đó đổi ngược tay lại nhằm mục đích xác định vùng lưng của thai nhi ở bên nào.
- Sau đó mẹ bầu đặt ngón tay cái cùng với 4 ngón còn lại vào đúng vị trí đầu ra của thai nhi để xem đó là phần hông hay phần đầu. Nếu vẫn chưa nhận biết được mẹ xoay nhẹ sang bên phải và bên trái để xem đầu quay xuống chưa.
- Cuối cùng mẹ đặt 2 tay đặt vào vị trí đầu ra của em bé xem đầu hoặc là mông ra trước cũng như độ tụt của thai nhi.
Ngôi thai thuận ở tuần bao nhiêu?
Thực tế thai nhi sẽ bắt đầu quay đầu ở giai đoạn 3 tháng cuối của thai kỳ. Nhưng mỗi bé sẽ có thời điểm quay đầu khác nhau, không phải bé nào cũng giống nhau. Thông thường đa phần các bé sẽ quay ngôi thai thuần từ tuần thai thứ 35 trở đi. Riêng với những trường hợp mẹ bầu mang thai con dạ thì bé sẽ quay đầu vào khoảng tuần thứ thai thứ 36 hay 37.
Tuy nhiên không phải bé nào khi xoay đầu cũng đều quay đầu về đúng vị trí thuận mà có không ít trường hợp bé quay ngôi thai nghịch. Ví dụ như tư thế mông quay về phía dưới tử cung hoặc đầu đã chúc xuống bên dưới nhưng phần gáy nằm bên phía cột sống hay thai nằm ngang trong bụng. Hầu hết các trường hợp quay ngôi thai như thế sẽ được bác sỹ khuyến khích sinh mổ để có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Mẹo giúp bé quay đầu dễ dàng mẹ nên biết
Nếu như bé đã bước sang tuần thai thứ 35 mà vẫn chưa quay đầu thì các mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp cơ bản sau để giúp ngôi thai thuận:
Luyện tập động tác bò 4 chân giúp bé dễ quay đầu.
- Đảm bảo ngồi trong tư thế đầu gối thấp hơn hông khi ngồi, tức là khi ngồi thì vùng hông sẽ cao hơn đầu gối để con dễ quay đầu hơn.
- Mẹ nên tập bò hàng ngày, bò bằng 4 chân, mỗi lần chỉ bỏ tầm 5 đến 10 phút. Cách này tuy đơn giản nhưng lại giúp ngôi thai thuận và giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn.
- Nằm nghiêng khi ngủ, nhất là nghiêng sang bên trái khi nằm ngủ trong 3 tháng cuối thai kỳ sẽ giúp thai nhi dễ dàng xoay đầu hơn mà không ảnh hưởng tới việc cung cấp dinh dưỡng và oxy để nuôi thai nhi.
>>Có thể bạn quan tâm: