https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Mụn nhọt ở nách trẻ: Nguyên nhân và kinh nghiệm đối phó

Mụn nhọt ở nách trẻ: Nguyên nhân và kinh nghiệm đối phó

Mụn nhọt ở nách trẻ là do các nang lông bị nhiễm trùng và tiết nhiều bã nhờn tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công. Mụn gây nên những tổn thương đau đớn, nếu không điều trị kịp thời và đúng cách sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, thậm chí để lại biến chứng nặng nề.

Oái oăm khi trẻ nổi mụn nhọt ở nách

Mụn nhọt có thể xảy ra ở bất cứ đâu trên cơ thể trẻ, trong khi đó nách là vị trí kém thông thoáng, thường xuyên bị bao phủ bởi lớp áo và cọ xát với vùng da dưới cánh tay nên việc đổ nhiều mồ hôi, ẩm ướt dẫn tới mụn nhọt là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, khi trẻ nhỏ nổi mụn ở nách vẫn khiến không ít cha mẹ cảm thấy khó hiểu và lo ngại.

Mụn nhọt ở nách trẻ thường gây đau nhức và khó chịu dai dẳng

Mụn nhọt ở nách trẻ thường gây đau nhức và khó chịu dai dẳng

Chuyên gia lý giải, nguyên nhân khiến mụn nhọt ở nách trẻ xuất hiện là do lỗ nang lông bị viêm nhiễm bởi tụ cầu khuẩn Staphylococcus Aureus, kết hợp với vấn đề vệ sinh da bé không đúng cách của cha mẹ cùng chế độ ăn uống thiếu cân bằng và sức đề kháng của trẻ còn non yếu.

Khi trẻ mọc mụn ở nách, thường gây đau nhức và khó chịu dai dẳng. Một số trường hợp mụn có thể tự khỏi mà không cần can thiệp, khi mụn vỡ kèm dịch chảy màu vàng, đôi khi có ngòi màu xanh.

Nhưng cũng có nhiều trường hợp mụn nhọt sưng to, tấy đỏ, chứa nhiều mủ và đau nhức. Sau đó gây sưng và viêm đỏ lan rộng ra các vị trí khác. Nếu không điều trị kịp thời, hoặc cha mẹ tự ý chích nặn mụn nhọt gây viêm, nhiễm trùng máu vô cùng nguy hiểm.

Kinh nghiệm đối phó khi bé bị mụn nhọt ở nách

Từ lúc sinh tới giờ bé Mít trộm vía rất “mát da mát thịt” nên chẳng khi nào chị Thanh thấy con bị bệnh ngoài da, ấy vậy mà mấy hôm nay bé Mít thường xuyên khóc hờn, đưa tay dụi vùng da dưới nách khiến chị không khỏi lo lắng. Kiểm tra da con chị phát hiện có một nốt mụn nhỏ bằng đầu đũa, nhưng vì chưa có kinh nghiệm nên chị chỉ nghi con bị nổi rôm vì nóng quá mà không biết đó là mụn nhọt ở nách trẻ.

Xử lý không đúng cách có thể khiến mụn ở nách trẻ ngày càng sưng to

Chị liền nghe theo lời mách của bà nội lấy lá khế nấu nước cho con tắm. Hì hục mất công tốn sức mà nốt mụn không nặn đi, thậm chí còn sưng to hơn, chị quan sát thấy đầu nhọt có màu đỏ, bên trong chứa mủ vàng, còn bé Mít thì ngày càng quấy khóc nhiều hơn vì đau đớn, khó chịu, nguy hiểm hơn khi bé còn xuất hiện sốt cao. Lúc này chị mới tá hỏa nhận ra đó không phải là nốt rôm sảy mà chính là mụn nhọt. Chị liền bỏ ngay ý định tự điều trị tại nhà mà đưa trẻ tới bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Tại đây, chị được bác sĩ hướng dẫn cách đối phó với mụn nhọt ở nách trẻ vừa đơn giản lại hiệu quả:

Chườm khăn nóng lên vùng da bị mụn nhọt của trẻ để mụn nhanh chín

+ Khi trẻ bị mụn nhọt nghĩa là vùng da đó đã bị một lượng lớn vi khuẩn tấn công khiến các nang lông bị viêm nhiễm, do đó việc đầu tiên các mẹ cần làm là vệ sinh vùng nách của bé thường xuyên, chú ý lau mồ hôi liên tục để da luôn được khô thoáng.

+ Phần lớn mụn nhọt có thể tự khỏi nếu mẹ vệ sinh da đúng cách, để tăng tốc quá trình chín mụn mẹ có thể dùng một chiếc khăn ấm sạch đặt lên vùng da bị mụn nhọt trong vài phút. Lặp lại 3-4 lần trong ngày vừa giúp bé giảm đau vừa khiến mụn nhanh chín.

+ Dùng tay sạch hoặc bông tăm y tế thoa gel trị mụn nhọt Oatrum Kids lên da trẻ 3 lần/ ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng. Với các thành phần từ thảo dược tự nhiên, Oatrum Kids giúp đem lại khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa rất nhanh và hiệu quả.

+ Khi mụn mưng mủ, mẹ nên lau sạch và vệ sinh bằng chất khử trùng sau đó băng lại bằng gạc vô trùng. Mụn nhọt có thể lây lan nên khi mụn có mủ cha mẹ cần chú trọng vệ sinh cẩn thận tránh ảnh hưởng tới vùng da xung quanh.

+ Tuyệt đối không dùng tay hoặc vật nhọn sắc nặn, chích mụn nhọt ở nách trẻ khiến mụn vỡ gây viêm nhiễm, thậm chí nhiễm trùng máu.

+ Ngoài ra, để trị mụn nhọt tại nhà bằng phương pháp dân gian, cha mẹ có thể sử dụng dầu dừa, nha đam hoặc giấm táo… thoa lên mụn để tăng khả năng kháng khuẩn, giảm sưng viêm. Tuy nhiên, khi thấy trẻ có hiện tượng kích ứng cần ngừng lại ngay.

+ Nếu mụn nhọt không ngừng sưng to trên 1 tuần, mẹ nên đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị thích hợp bằng kháng sinh đường uống.

Bài viết liên quan: Cách trị hăm nách cho bé

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46