Cứ nghĩ con bị nóng trong, nhiệt nên nổi mụn nhọt ở đầu, chị Linh (Thái Nguyên) ra vườn hái vài lá cây nhai nhỏ và đắp lên cho vùng da bị mụn cho con. Nào ngờ, nốt mụn càng ngày càng sưng to, mưng mủ trắng xóa khiến chị Linh và cả nhà được một phen kinh hãi.
Mụn nhọt ở trẻ - chuyện thường nhưng không nhỏ
Chị Linh kể lại, đây không phải lần đầu tiên con gái chị bị mụn nhọt. Ở những lần trước, chị cũng sử dụng các bài thuốc dân gian và đều thấy rất hiệu quả. Nhưng lạ nỗi lần này nốt mụn nhọt của con chị lại không những không thuyên giảm mà ngày càng có dấu hiệu sưng tấy, đỏ hơn. Ban đầu nó chỉ nhỏ như hạt ngô, sau vài ngày đắp lá đã to như quả mận, quả trứng gà.
Mụn nhọt có thể to như quả trứng gà
Mụn nhọt mọc to cũng khiến con gái chị Linh khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon giấc và có dấu hiệu nóng sốt. Chị Linh tá hỏa đưa con đến bệnh viện. Tại đây, chị được bác sĩ thông báo, chỉ cần 1-2 ngày nữa thôi có thể con gái chị sẽ bị nguy hiểm tính mạng vì bé đã xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng.
Không may mắn như chị Linh, chị Phương (Bắc Ninh) đã phải trả giá đắt chỉ vì chủ quan, lơ là khi con bị mụn nhọt. Chỉ vì nghĩ rằng mụn nhọt không đáng lo nên chị Phương để mặc chúng tung hoành, hệ quả là bé Tôm – con trai chị đã phải nhập viện do biến chứng viêm phổi, viêm màng não. Nhìn còn nhỏ nằm bất động trên giường bệnh, xung quanh chỉ toàn máy móc mà nước mắt chị Phương cứ tuôn rơi. Giá như chị cẩn thận hơn, giá như chị quan tâm đến con thì đâu đến nỗi…
Trẻ có thể tử vong chỉ vì mụn nhọt
Hai trường hợp ở trên chỉ là 2 trong số vô vàn gia đình khốn khổ chỉ vì không chữa trị mụn nhọt cho trẻ đúng cách. Lý giải về vấn đề này, các chuyên gia cho rằng, thông thường khi sức đề kháng của trẻ tốt, mụn nhọt sẽ chỉ khu trú tại vùng da mắc bệnh nhưng khi sức đề kháng thuyên giảm, vi khuẩn sẽ thâm nhập gây nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, mưng mủ, sốt cao ở trẻ. Bên cạnh đó, thói quen nhai các loại lá cây (chưa được rửa sạch và có chứa dịch nước bọt khi nhai) cũng là tác nhân khiến cho mụn nhọt “trở chứng”, gây lở loét, mưng mủ, viêm da.
Xem thêm: Cách trị mụn nhọt ở mặt cho bé hiệu quả
Nhiều trẻ bị viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết vì mụn nhọt
Mụn nhọt là bệnh lý về da vô cùng thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi, trong đó nhọt là tình trạng da bị nhiễm trùng do vi khuẩn tấn công. Dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhọt đó là: Trẻ xuất hiện nốt nhỏ trên da, sau đó ửng đỏ, lan rộng, tấy lên gây đau đớn, khó chịu. Sau khi phát triển và lớn dần sẽ tạo mủ trắng ở trung tâm, cuối cùng vỡ ra và chảy nước.
Mụn nhọt có thể xuất hiện ở bất cứ nơi đâu trên cơ thể trẻ từ đầu, cổ, ngực, lưng, bụng, nách, cho đến mông, bẹn, chân tay. Những nơi ma sát và đổ nhiều mồ hôi là những khu vực dễ bị mụn nhọt hơn cả. Mụn nhọt có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc tập trung theo cụm, khu, tùy vào mức độ tấn công của vi khuẩn.
Nếu phát hiện hiện sớm và chữa trị đúng cách trẻ sẽ khỏi mụn nhọt nhanh chóng song chỉ cần chủ quan hoặc điều trị sai cách sẽ khiến trẻ nhận trái đắng. Bởi mụn nhọt có thể gây nhiễm trùng huyết, đi vào màng não gây điếc, viêm màng não, viêm phổi, áp xe phổi và tràn mủ màng tim, thậm chí là đe dọa đến sự sống của trẻ.
Nguyên tắc vàng trong điều trị mụn nhọt an toàn ở trẻ
Theo các chuyên gia y tế, một trong những nguyên tắc sống còn trong điều trị mụn nhọt ở trẻ đó là:
- Tuyệt đối không được sờ, nắn, xoa, nặn, chích vào mụn nhọt.
Tuyệt đối không đắp các loại lá cây cỏ không đảm bảo cho trẻ bị mụn nhọt
- Không đắp các loại lá cây không rõ nguồn gốc, xuất xứ hoặc không đảm bảo vệ sinh lên vùng da trẻ bị mụn sẽ khiến trẻ bị nhiễm khuẩn.
- Không tự ý bôi kem hoặc cho trẻ uống thuốc kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm đau khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
Để trị mụn cho trẻ an toàn, hiệu quả mẹ nên kết hợp uống trong, bôi ngoài. Thuốc bôi ngoài nên sử dụng các loại thuốc sát trùng như Betadine, nước muối đặc và bôi gel Oatrum Kids 3 lần/ngày. Được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên với tác dụng kháng khuẩn, giảm sưng viêm hiệu quả, Oatrum Kids giúp loại bỏ mụn nhọt ở trẻ an toàn, nhanh chóng chỉ sau 3-4 ngày sử dụng. Nếu muốn rút ngắn thời gian điều trị, mẹ có để kết hợp sử dụng thêm thuốc kháng sinh, tuy nhiên, cần phải có sự tư vấn từ bác sĩ.
Nếu phát hiện nhọt tiếp tục sưng to, trẻ sốt cao, có dấu hiệu nhiễm khuẩn cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được điều trị và khám chữa kịp thời, tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Xem thêm: Cách hút mụn nhọt cho bé tại nhà