Trị hăm tã cho bé bằng lá trầu không là cách làm đơn giản được ông cha ta áp dụng nhiều đời nay, tuy nhiên, để phương pháp này đem lại hiệu quả các bậc cha mẹ nên lưu ý những kinh nghiệm “xương máu” được đúc rút qua nhiều thế hệ dưới đây.
Bày cách trị hăm tã cho bé bằng lá trầu không
Mấy hôm nay bé Mít đột nhiên thay đổi nết ăn, nết ngủ, lúc nào cũng khó chịu quấy khóc. Chị Hà sốt ruột kiểm tra khắp cơ thể con mới phát hiện bé bị hăm ở vùng da đóng tã. Những vết hăm đã bắt đầu đỏ ửng, nổi mụn nhỏ liti và có dấu hiệu trợt da, bảo sao mà con quấy khóc cả ngày.
Trong lúc chị đang loay hoay tìm cách chữa thì bà hàng xóm sang chơi thấy vậy liền trách: “Con bị hăm đau đớn thế này mà không chữa còn để đến bao giờ nữa. Nhà thì một giàn trầu không tốt um sao không lấy nấu nước tắm cho con”.
Lúc này chị Hà mới ngớ người, trị hăm tã cho bé bằng lá trầu không cũng được sao? Vậy mà bao lâu nay chị không biết.
Làm theo lời bà hàng xóm, chị Hà lấy khoảng 2 – 3 lá trầu không, rửa thật sạch rồi đem cắt thật nhỏ, cho vào bát đổ ngập nước sôi vào hãm như hãm nước chè. Sau khoảng 10-15 phút ngâm trong nước sôi, chị vớt bỏ lá, rồi dùng khăn mềm thấm nước đã hãm lau rửa nhẹ nhàng vùng da bị hăm của bé Mít. Thực hiện liên tục trong 3 ngày chị đã thấy da con đỡ sưng đỏ và giảm hẳn mụn.
Lúc này chị mới có thời gian tìm hiểu, thì ra lá trầu không có tác dụng trị hăm tã cho bé là nhờ khả năng sát khuẩn rất cao nên có thể giảm ngứa, giảm sưng tấy, khử mùi mồ hôi, chống dị ứng. Tuy nhiên, nếu không biết cách sử dụng rất có thể sẽ gây phản tác dụng. Bởi lá trầu không nếu hãm quá đặc, lượng tinh bột trong lá tiết ra nhiều sẽ gây nóng và kích ứng da bé, vì vốn dĩ da bé rất mỏng manh nên mẹ chú ý chỉ sử dụng lá với liều lượng cho phép.
Ngoài trị hăm, nhiều mẹ bỉm còn sử dụng lá trầu không nấu nước tắm để chữa chàm sữa và rôm sảy cho bé cũng rất hiệu quả.
Dùng lá trầu không trị hăm cho bé, mẹ đừng quên những điều này
Trên thực tế, trị hăm tã cho bé bằng lá trầu không giúp đem lại hiệu quả là có thật. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả cao, không gây kích ứng tổn thương da bé, cha mẹ đừng quên bỏ túi những kinh nghiệm xương máu được ông cha đúc rút từ bao đời nay:
- Chỉ nên dùng lá trầu không với số lượng vừa đủ, không nấu nước quá đặc. Bởi lượng tinh bột tiết ra từ lá có thể đọng lại trên da, khiến bé dị ứng, nhiễm khuẩn.
- Trước khi tắm lá trầu không cho trẻ, cha mẹ nên lau thử một lượng nhỏ nước lá lên cổ tay bé và để khoảng 30 phút. Cách này giúp các mẹ đánh giá được bé có bị kích ứng với thành phần có trong lá không, nếu không thấy hiện tượng dị ứng mẹ có thể yên tâm cho bé sử dụng ở vùng da bị hăm.
- Trong quá trình trị hăm bằng lá trầu không, cha mẹ tuyệt đối không nên sử dụng các loại kem hay thuốc bôi ngoài da. Nếu sử dụng cần có chỉ định cụ thể của bác sĩ chuyên khoa.
- Sau khi tắm cho trẻ bằng nước lá trầu không, nên tắm tráng lại bằng nước ấm sạch để lượng tinh bột trong lá không đọng lại trên da trẻ, không gây nhớt dính, nhiễm khuẩn.
Bên cạnh tác dụng đã được chứng minh khi trị hăm tã cho bé bằng lá trầu không, không ít mẹ bỉm nhận “trái đắng” khi thất bại với phương pháp này. Điều này hoàn toàn có thể xảy ra, bởi khi con bị hăm, da con đã xuất hiện tình trạng viêm nhiễm, thậm chí là lở loét, nếu lá trầu không chưa được sơ chế kỹ càng, vi khuẩn và bụi bẩn còn dính trên lá sẽ lưu lại trên da bé và làm tình trạng viêm nặng hơn.
Do vậy, để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho làn da non nớt của trẻ, các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ nên sử dụng kem trị hăm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, đã qua chế biến để loại bỏ các tạp chất có khả năng gây kích ứng. Nổi bật trong dòng sản phẩm này phải kể tới Gel Oatrum Kids.
Để trị hăm tã cho bé, các thành phần có trong gel lần lượt phát huy công dụng:
- Thể chất Gel tạo lớp màng sinh học bao ngoài vùng da bị hăm, giảm cảm giác đau rát khi bị loét.
- Berberin, Curcumin có tác dụng giảm viêm, kháng khuẩn, giảm nhanh biểu hiện ửng đỏ, thậm chí giảm mụn đỏ (nếu có)
- Dexpanthenol và vitamin E: Tái tạo biểu mô da, giảm ngứa dịu mát da, giảm khó chịu, cung cấp ẩm mang lại làn da mịn màng cho bé.
Cách sử dụng như sau:
Bước 1: Làm sạch vùng da hăm của bé bằng nước ấm sạch, sau đó lau khô.
Bước 2: Dùng tay sạch bôi 1 lớp mỏng Oatrum Kids lên vùng hăm cho bé, để khô tự nhiên.
Bước 3: Sử dụng cho bé 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng.
Bài viết liên quan: Trẻ sơ sinh bị hăm cổ phải làm sao?