https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Hăm bẹn ở trẻ - những điều cần lưu ý

Hăm bẹn ở trẻ - những điều cần lưu ý

Là khu vực nhạy cảm lại thường xuyên phải tiếp xúc với nước tiểu và phân nên bẹn luôn là điểm đen dính hăm nhiều nhất. Hăm bẹn cũng là bệnh lý về da phổ biến ở trẻ và khiến không ít gia đình lao đao trong việc tìm cách chữa trị cho con.

Nguyên nhân gây hăm bẹn ở trẻ

Vệ sinh không sạch sẽ chính là hung thủ trực tiếp gây ra các bệnh hăm bẹn, viêm da vùng mặc tã ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bởi thực tế việc bị ứ đọng với nước tiểu trong thời gian dài sẽ làm da bị ẩm ướt, làm tăng tính thẩm thấu qua thành mạch, gây cọ sát khiến da trở nên nhạy cảm hơn và gây ra hiện tượng hăm bẹn với các biểu hiện: ửng đỏ, khô ráp, căng da và đau rát ở hai bên bẹn của trẻ. Thậm chí vùng da bị hăm ở trẻ còn có thể lan sang cả mông, bộ phận sinh dục nếu không được chữa trị đúng cách và kịp thời.

Rất nhiều trẻ bị hăm bẹn “tấn công”

Rất nhiều trẻ bị hăm bẹn “tấn công”

Khi bị hăm bẹn trẻ sẽ bị đau rát, ngứa ngáy, khó chịu và biếng ăn đặc biệt mỗi lần đi tè hay thay quần áo trẻ thường bị đau xót nên tỏ ra sợ hãi và quấy khóc. Nhưng cũng nhờ dấu hiệu này mà rất nhiều cha mẹ phát hiện ra con bị hăm bẹn. Trường hợp của bé Minh – con chị Bích (Quận 1, TP. HCM) là một ví dụ. Chị Bích bảo bình thường cu cậu rất ngoan nhưng bỗng nhiên 1-2 hôm trở lại đây ngủ rất hay giật mình, không chịu chơi. Biết có chuyện không lành nên chị Bích vội kiểm tra khắp cơ thể con và phát hiện vùng bẹn của con bị đỏ, nhất là khu vực cọ sát với bỉm.

“Có thể do mình đóng bỉm cho con khá thường xuyên nên bẹn với bị hăm như thế. Đây cũng là một kinh nghiệm xương máu để mình chăm sóc con tốt hơn trong giai đoạn về sau” – chị Bích chia sẻ.

Tã bỉm không chất lượng tạo điều kiện cho hăm bẹn hoành hành - Hăm bẹn ở trẻ

Tã bỉm không chất lượng tạo điều kiện cho hăm bẹn hoành hành.

Tham khảo: Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mông có phải bị hăm tã?

Cần lưu ý gì trong điều trị hăm bẹn ở trẻ

Hăm bẹn ở trẻ là bệnh lý rất thường gặp và việc chữa trị thực chất cũng không phải là quá khó khăn. Để trị hăm bẹn cho trẻ, mẹ cần thực hiện hiện những điều sau:

- Rửa, vệ sinh vùng mông, bẹn của trẻ thật sạch sẽ bằng nước ấm sau mỗi lần trẻ tiểu tiện, đại tiện, thấm khô bằng vải xô vùng da này sau đó thoa một lớp gel mỏng Oatrum Kids lên vùng da bị hăm. Với tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và làm sạch da, sản phẩm sẽ tạo ra một lớp màng sinh học bao ngoài vùng da bị hăm, giảm cảm giác đau rát ở trẻ. Đặc biệt, sản phẩm còn giảm nhanh tình trạng ửng đỏ, mụn đỏ và tái tạo biểu mô da, giúp trẻ thoải mái, dễ chịu và hết hăm bẹn chỉ sau 2-3 ngày sử dụng.

Một nét ưu việt khác của Oatrum Kids là sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, không có chứa corticoid nên tuyệt đối an toàn với sức khỏe và làn da của trẻ. Rất nhiều mẹ đã áp dụng biện pháp này và đều hài lòng về hiệu quả của Oatrum Kids.

Trong điều trị hăm bẹn ở trẻ, mẹ cũng cần nằm lòng những lưu ý rất quan trọng sau:

- Nói không hoặc hạn chế sử dụng tã bỉm cho trẻ để vùng da bị hăm được thông thoáng giúp quá trình trị hăm mau khỏi hơn. Mẹ có thể cho bé nude hoặc cho mặc quần rộng đũng để tránh sự cọ sát vào vùng da nhạy cảm của bé.

Nói không với phấn rôm khi trẻ bị hăm bẹn - Hăm bẹn ở trẻ

Nói không với phấn rôm khi trẻ bị hăm bẹn

- Không sử dụng phấn rôm, kem bôi chứa corticoid, các bài thuốc dân gian không rõ nguồn gốc hoặc sữa tắm có chứa chất bảo quản, hóa chất kích ứng trong thời gian bé bị hăm bẹn. Những việc làm này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, vi nấm xâm nhập vào trong da, khiến tình trạng hăm bẹn trở nên trầm trọng và khó chữa hơn.

- Không tự ý dùng thuốc kháng sinh hoặc kháng viêm khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.

- Cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Cụ thể nên cho bé uống khoảng 100ml/ kg cân nặng/ ngày để giúp thận đào thải các chất cặn bã. Đừng nghĩ đi tiểu nhiều sẽ khiến bé đau xót mà hạn chế cho bé uống nước, điều này rất hại cho cơ thể bé.

- Bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất: Khi trẻ bị hăm bẹn, mẹ nên tăng cường sữa tươi, sữa chua, nước ép hoa quả, trái cây cho bé. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế các thực phẩm giàu tính axit – thủ phạm khiến hăm bẹn nặng nề hơn – như chanh, cam…

- Nếu nhận thấy vùng da bị hăm bẹn lan rộng, lở loét, mưng mủ, trẻ sốt cao, li bì cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp.

Bài viết liên quan:

>>> Lý do hăm tã tái phát nhiều lần

>>> Có nên dùng kem chống hăm cho trẻ sơ sinh

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status