https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Dây rốn quấn cổ: Tất cả những điều mẹ nên biết để bảo vệ con

Dây rốn quấn cổ: Tất cả những điều mẹ nên biết để bảo vệ con

Dây rốn quấn cổ hay còn được dân gian gọi là tràng hoa quấn cổ là hiện tượng thường gặp với thai nhi trong thai kỳ khiến nhiều thai phụ băn khoăn, lo lắng.

 Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm đến thai nhi

Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm đến thai nhi

Dây rốn là gì? 

Dây rốn là bộ phận kết nối duy nhất giữa thai nhi và mẹ qua bánh nhau để đưa dưỡng chất, máu và oxy để nuôi thai nhi trong suốt thai kỳ. Dây rốn của bé có chiều dài khoảng 60 - 70cm, điều này làm tăng khả năng khiến bé bị dây rốn quấn cổ khi bé thường xuyên di chuyển trong bụng mẹ.

Theo thống kê tỉ lệ thai nhi bị dây rốn quấn cổ là 12% từ tuần thứ 24 - 26 của thai kỳ. Và 38% ở 33 - 35 tuần có nghĩa là những tháng gần cuối thai kỳ. Do thời điểm này bé thường DI CHUYỂN LIÊN TỤC TRONG BỤNG MẸ LÊN DÂY RỐN DỄ DÀNG QUẤN QUANH CỔ, CÁNH TAY, CỔ CHÂN…

 Hình ảnh thai nhi bị dây rốn quấn 2 vòng cổ

Hình ảnh thai nhi bị dây rốn quấn 2 vòng cổ

Đọc thêm: Bảng chỉ số tăng trưởng chuẩn của thai nhi theo tuần tuổi

Quan niệm dây rốn quấn cổ bé thông minh

Theo quan niệm xưa, những đứa trẻ bị dây rốn quấn cổ bé thường thông minh hơn so với những đứa trẻ khác. Những quan niệm này hoàn toàn chưa có cơ sở khoa học chứng minh. Nhưng trên thực tế những đứa trẻ bị dây rốn quấn cổ thường sẽ hiếu động, nghịch ngợm hơn những đứa trẻ khác.

Có thể những hành động này của các bé sẽ khiến cho người lớn nhầm tưởng rằng là thông minh. Trẻ hiếu động, thích khám phá cũng là một cách để thông minh hơn. 

Nguyên nhân dây rốn quấn cổ thai nhi

●    Đa thai: Có nghĩa là trong bụng mẹ lúc này sẽ có 2 dây rốn kết nối với thai nhi nên khả năng dây rốn quấn cổ thai nhi khi 2 bé chuyển động là rất cao. Tuy nhiên cũng còn phụ thuộc vào sự di chuyển của thai nhi trong bụng mẹ.

 Nguyên nhân gây dây rốn quấn cổ thai nhi

Nguyên nhân gây dây rốn quấn cổ thai nhi

●    Không đủ tế bào gốc hình thành cuống rốn: Đây là một trong những nguyên nhân rất nguy hiểm. Không chỉ làm dây rốn quấn cổ thai nhi mà còn thường gặp tình trạng thắt dây rốn. Tình trạng này vô cùng nguy hiểm, làm chậm hoặc ngừng cung cấp dưỡng chất cho thai nhi khi dây rốn bị thắt. Các tế bào gốc giữ cho dây rốn được bôi trơn nếu thiếu chất này dây rốn dễ bị thắt nút.

●    Chiều dài dây rốn: Dây rốn quá dài sẽ làm tăng nguy cơ bị dây rốn quấn cổ thai nhi. Không những là 1 vòng mà còn có thể 2 hoặc 3 vòng. Nhưng hiện tượng dây rốn dài là do dây thần kinh và cơ địa của từng mẹ điều này khó tránh khỏi.

●    Những bất thường về nước ối cũng có thể gây ra hiện tượng này và quá trình vận động của mẹ cũng sẽ tác động không nhỏ. Những mẹ bầu nào lao động mệt nhọc, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống dưới, dễ dẫn đến tình trạng dây rốn cuộn quanh thai nhi.

Xem thêm: Xét nghiệm ADN thai nhi và những điều cần biết

Dây rốn thường quấn cổ bao nhiêu vòng? Và những nguy hiểm rình rập

Số vòng  dây rốn quấn cổ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ dài của dây rốn hay sự di chuyển của thai nhi trong tử cung. Dây rốn quấn cổ 1 vòng hoặc 2 vòng còn với số liệu nhiều hơn thì hãn hữu và thường rất hiếm gặp.

Những biến chứng xảy ra nếu dây rốn quấn cổ

Thông thường tình trạng dây rốn quấn cổ thường diễn ra ở cuối thai kỳ khi thai nhi đã đủ các cơ quan cần thiết và không gian tử cung chật hẹp hơn. Biến chứng mà thai nhi có thể gặp phải nếu bị dây rốn quấn cổ:

1.    Ảnh hưởng đến nhịp tim thai nhi: Biến chứng thai nhi gặp phải khi bị dây rốn quấn cổ xảy ra phổ biến nhất là sự bất thường về nhịp tim trong quá trình mẹ bầu chuyển dạ. Nguyên nhân là do cơn co thắt khiến dây rốn bị xiết lại. làm ách tắc quá trình chuyền máu từ mẹ đến thai nhi bị giảm.

2.    Nguy cơ chết lưu: Đây là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của việc dây rốn quấn cổ. Nhưng tin đáng mừng là theo báo cáo của Hội Sản phụ khoa Quốc tế thông báo thì tỉ lệ này rất thấp. 

3.    Dây rốn quấn cổ hoặc bị thắt nút dẫn đến chất dinh dưỡng từ mẹ sang con bị giảm, thiếu máu… Điều này gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của thai nhi, làm thai nhi kém phát triển do thiếu chất dinh dưỡng.

4.    Làm tăng nguy cơ phải sinh mổ: Thông thường bé bị dây rốn quấn cổ vẫn có thể sinh thường. Những trong một số trường hợp gây cản trở đến việc sinh thường có thể làm thai nhi chết ngạt thì các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho em bé.

5.    Tổn thương não: Cũng liên quan đến việc dẫn truyền máu từ mẹ sang thai nhi. Hiện tượng dây rốn quấn cổ thai nhi thì máu không thể truyền đến đầy đủ cung cấp cho não phát triển. Những tổn thương gây đến não có thể là trẻ khi ra đời bị chậm phát triển hoặc thiểu năng trí tuệ. 

Thai nhi thường bị dây rốn quấn cổ ở những tuần nào?

  • Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 27

Tuần thứ 27 của thai kỳ khi mà lúc này hệ xương của bé đã được hoàn chỉnh không còn là sụn mềm nên bé di chuyển nhiều hơn nên nguy cơ bị dây rốn quấn cổ là rất dễ dàng xảy ra. Nhưng mẹ hoàn toàn yên tâm vì bé sẽ có thể tự “cởi” cho mình trong quá trình di chuyển.

  • Dây rốn quấn cổ 1 vòng tuần 33

Mẹ đừng quá lo lắng rằng bé sẽ không thở được khi bé bị dây rốn quấn quanh cổ vì bé được cung cấp oxy bằng đường dây rốn không phải bằng được mũi hay miệng. Nếu bé bị “tràng hoa quấn cổ” trong thời điểm này mẹ nên thực hiện một số mẹo dân gian để “cởi” giúp bé. 

 Hình ảnh em bé chào đời khi dây rốn quấn quanh cổ nhiều vòng

Hình ảnh em bé chào đời khi dây rốn quấn quanh cổ nhiều vòng

Vì thời điểm này bé đang rất cần chất dinh dưỡng từ mẹ truyền sang con để sinh trưởng và phát triển hoàn thiện. Đa số các trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi 1 vòng hoặc 2 vòng đều không quá nguy hiểm.

  • Thai 36 tuần dây rốn quấn cổ 1 vòng

Hiện tượng dây rốn quấn cổ trước sinh là trường hợp khá thường gặp. Nó có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào việc quấn chặt hay lỏng và quấn bao nhiêu vòng. Ở tuổi thai tuần 36 bị dây rốn quấn cổ 1 vòng thường không nguy hiểm. Mẹ vẫn có khả năng sinh thường được điều quan trọng là cần được theo dõi sát sao cử động của thai nhi.

Liệu mẹ có sinh thường được khi dây rốn quấn cổ

Các trường hợp dây rốn quấn cổ 1 vòng hoặc 2 vòng có sinh thường được không?. Câu trả lời là “có”. Rất nhiều trường hợp dây rốn quấn quanh cổ thai nhi 1 đến 2 vòng mà bé vẫn phát triển bình thường, thậm chí là khỏe mạnh. 

 Mẹ vẫn có thể sinh thường khi bé bị dây rốn quấn cổ

Mẹ vẫn có thể sinh thường khi bé bị dây rốn quấn cổ

Bạn nên hiểu rằng thai nhi di chuyển tự do trong túi ối của mẹ và tình trạng dây rốn bị quấn vào cổ có thể chỉ là nhất thời và sẽ được cải thiện ngay khi bé di chuyển. Lúc chuyển dạ có những cơn gò tử cung sẽ khiến thúc đẩy đầu của thai nhi xuống tử cung và hoàn toàn có thể sinh thường.

Tuy nhiên, cần được theo dõi nhất cử, nhất động của thai nhi nếu thấy bé đạp yếu hoặc không quẫy đạp mẹ cần đến khám ngay. Đối với những trường hợp cảm thấy nguy hiểm không thể sinh thường bác sĩ sẽ chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn cho em bé.

Học dân gian mẹo chữa dây rốn quấn cổ

Thông thường dây rốn quấn cổ sẽ tự hết trong quá trình thai nhi di chuyển. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian các mẹ sẽ bò quanh giường theo ngược chiều kim đồng hồ và số vòng tương ứng với số lần dây rốn quấn quanh cổ bé. 

Hiện tại, chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh hiệu quả của phương pháp này. Nhưng kinh nghiệm dân gian có thể có hiệu quả mẹ có thể thử áp dụng để không phải lo lắng cho sự an toàn của bé yêu.

Bài viết liên quan:

>>> Tiểu đường thai kỳ là gì?

>>> Ốm nghén xuất hiện ở tuần thứ mấy?

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46