https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Cách xử trí an toàn nhất khi bị bỏng lạnh

Cách xử trí an toàn nhất khi bị bỏng lạnh

Khi bị bỏng lạnh ở mặt, chân, tay do đá lạnh hay nước lạnh nếu không xử trí kịp thời và đúng cách người bị nạn có thể gặp phải tổn thương các mô sâu bao gồm gân, cơ, mạch máu, thần kinh, dẫn tới phù nề, tổn thương tế bào, hoại tử da, rối loạn ý thức, co giật, hôn mê, thậm chí là tử vong.

Bỏng lạnh có thể “giết” bạn đau đớn thế nào?

Bỏng lạnh có thể xảy ra ở bất cứ ai tại bất cứ thời điểm nào khi tiếp xúc với các tác nhân gây bỏng như:

+ Đá khô: Là một dạng rắn của carbon dioxide (CO2), sẽ không gây nguy hiểm nếu được bảo quản và sử dụng đúng cách. Tuy nhiên, đá khô nguy hiểm bởi vì nó rất lạnh và có thể nhanh chóng bốc hơi thành khí CO2. Khí này có thể làm thay đổi tính chất hóa học của không khí như giảm nồng độ oxy trong không khí gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và vật nuôi, thậm chí có thể gây ngạt thở với những không gian chật trong thời gian dài.

 Bỏng đá khô là dạng bỏng lạnh cực kỳ nghiêm trọng

Bỏng đá khô là dạng bỏng lạnh cực kỳ nghiêm trọng

Khi đá khô tiếp xúc với da, chỉ cần vài giây đã có thể tiêu diệt tế bào khiến bạn bị bỏng lạnh cực kỳ nghiêm trọng.

+ Tiếp xúc với nhiệt độ dưới 0 độ C, nitơ lỏng, làm việc trong phòng đông lạnh… trong thời gian kéo dài khiến cơ thể tự điều chỉnh hạ thân nhiệt bằng cách giảm lưu lượng máu tới một số vùng trên cơ thể để tránh thoát nhiệt, từ đó dẫn tới bỏng lạnh.

+ Bỏng đá lạnh: Trường hợp này có thể xảy ra khi người bị bỏng nhiệt sử dụng đá lạnh để sơ cứu vết thương nhưng thực tế đã khiến cho vết thương bị bỏng kép. Người bị bỏng đá lạnh có thể không nhìn thấy được tình trạng bỏng lạnh nhưng lại khiến cho vết thương ban đầu trở nên nghiêm trọng hơn và rất khó điều trị. 

 Bỏng lạnh có thể “giết” bạn từ từ và đau đớn

Bỏng lạnh có thể “giết” bạn từ từ và đau đớn

Trong các loại bỏng, bỏng lạnh hiếm gặp nhất nhưng mức độ tổn thương do bỏng lạnh gây ra lại vô cùng nặng nề. Bỏng lạnh có thể “giết” bạn từ từ và đau đớn. Trường hợp bỏng nhẹ cũng gây tổn thương trên bề mặt da, nặng hơn cũng làm xuất hiện bọng nước, mất cảm giác nóng lạnh tại vùng da bị bỏng. Nghiêm trọng nhất sẽ khiến người bị bỏng gặp phải tổn thương các mô sâu bao gồm gân, cơ, mạch máu, thần kinh, dẫn tới phù nề, tổn thương tế bào, hoại tử da, rối loạn ý thức, co giật, hôn mê và tử vong.

Đọc thêm: Báo động bỏng lạnh nguy hiểm tới tính mạng nếu không sơ cứu đúng cách

Xử trí bỏng lạnh – Kỹ năng ai cũng cần biết

Bỏng lạnh có thể gây nên những tổn thương vô cùng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể làm giảm mức độ nguy hiểm đối với thân thể và sức khỏe bằng cách xử trí kịp thời và điều trị đúng phương pháp.

Vậy, những kỹ năng cần biết trong xử trí hiện tượng bị bỏng lạnh là gì?

  • Làm ấm vùng da bị bỏng ngay lập tức

Nguyên nhân khiến bạn bị bỏng lạnh là gì? Chẳng phải là do da tiếp xúc với nhiệt độ lạnh hay sao, do đó để làm giảm mức độ nghiêm trọng của vết bỏng bạn hãy tìm mọi cách rời khỏi khu vực có nhiệt độ lạnh, sau đó làm ấm vùng da bị bỏng. Nếu bị bỏng ở tay hãy đưa lên má hoặc áp sát vào vùng nách, nếu bỏng ở chân hoặc toàn thân hãy dùng chăn để ủ ấm.

 Vùng da bị bỏng lạnh cần được làm ấm bằng mọi cách

Vùng da bị bỏng lạnh cần được làm ấm bằng mọi cách

  • Cởi bỏ quần áo bị ướt

Nếu quần áo bị ướt bạn hãy cởi bỏ chúng ra, vì càng tiếp xúc lâu sẽ càng khiến thân nhiệt bị hạ thấp hơn, từ đó dẫn tới rối loạn ý thức, co giật, hôn mê…

  • Ngâm vùng da bị bỏng vào nước ấm

Để làm ấm nhanh vùng da bị bỏng lạnh, ngâm vào nước ấm 40-42 độ C là phương pháp cực kỳ hữu hiệu. Tuy nhiên bạn cần biết chỉ nên dùng nước ấm để ngâm da, còn hơi ấm từ lò sưởi hay túi chườm, quạt sưởi không đem lại tác dụng, ngược lại còn khiến tổn thương trên da trở nên tồi tệ hơn.

  • Băng bó vùng da bị bỏng

Sau khi đã làm ấm, để giữ cho vùng da bị bỏng không bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài môi trường, bạn cần băng vết thương lại. Nên dùng gạc vô trùng để băng và đảm bảo có sự ngăn cách với các vùng da khác để tránh cọ sát vào nhau gây đau đớn. Chú ý không nên băng bó quá chặt, hãy nới lỏng tay để vết thương được “thở”. Lúc này người bệnh cũng cần được nằm bất động tại chỗ để không làm tổn hại tới vết thương.

 Sử dụng gạc vô trùng băng bó vùng da bị bỏng lạnh

Sử dụng gạc vô trùng băng bó vùng da bị bỏng lạnh

  • Hỏi ý kiến bác sĩ việc sử dụng thuốc giảm đau

Ngoài ra, nếu bị đau nhức, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa về việc dùng thuốc giảm đau, tuyệt đối không tự ý sử dụng.

Đọc thêm: Bỏng lạnh là gì, cách chữa bỏng lạnh hiệu quả nhất

Khi nào cần tới bệnh viện?

Khi vùng da bị bỏng lạnh được làm ấm, có thể bạn sẽ cảm thấy ngứa ran và có cảm giác như nghìn ngọn lửa đang cháy trong người, các khu vực tê buốt sẽ chuyển sang hồng hoặc đỏ, cảm giác ở những vùng da đó dần dần được lấy lại. Ngược lại, nếu vùng da bị tổn thương tiếp tục bị sưng kéo dài, bạn nên đến ngay bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách sơ cứu đúng cách khi bị bỏng da hóa chất

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46