Trẻ nhỏ có tính hiếu động và thường hay chạy nhảy trong nhà, chính vì thế không tránh khỏi các sự cố ngoài ý muốn, trong đó có bỏng. Đó là lý do vì sao các bậc phụ huynh nên tìm hiểu cách trị bỏng nước sôi tại nhà, để kịp thời xử lý vết thương cho trẻ hiệu quả.
Các mức độ bỏng bé có thể gặp phải
Tùy thuộc vào mức độ tổn thương da của trẻ mà có thể biết được trẻ bị bỏng ở mức độ nào. Khi đã xác định được việc điều trị sẽ trở nên dễ dàng hơn và tránh được vết thương lan rộng ảnh hưởng đến cấu trúc da.
+ Bỏng cấp độ 1
Đây là mức độ bỏng nhẹ nhất đối với trẻ, thường chỉ tổn thương bên ngoài da. Vùng da bị bỏng sẽ có hiện tượng đỏ kèm theo đau rát, tuy nhiên không xuất hiện phỏng nước. Vết thương sẽ lành sau 3 – 6 ngày mà không để lại sẹo, cũng không cần phải điều trị.
Bỏng được chia thành 3 mức độ khác nhau
+ Bỏng cấp độ 2
Với cấp độ này, phần bị bỏng sẽ lan sâu vào bên dưới của lớp da trên cùng. Dấu hiệu nhận biết là vùng da bị bỏng phồng rộp, đỏ rát và đau nhức. Trong các vết phồng rộp có chứa dịch màu vàng. Thời gian phục hồi của bỏng cấp độ 2 khoảng 3 tuần kết hợp với điều trị. Ngoài ra, với những vết bỏng lớn có thể để lại sẹo.
+ Bỏng cấp độ 3
Đây là cấp độ nặng nhất và có thể phá hủy toàn bộ cấu trúc da, nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến tính mạng. Dấu hiệu của bỏng cấp độ 3 là bề mặt phần da bị bỏng khô, có màu trắng, nâu hoặc đậm hơn các vùng da bình thường. Khi điều trị khỏi hoàn toàn sẽ không tránh được việc sẽ để lại sẹo xấu xí trên da.
Cách điều trị bỏng nước sôi cho trẻ theo từng cấp độ
Trước khi tiến hành điều trị bỏng nước sôi cho trẻ, bạn phải biết được rằng trẻ đang bị bỏng ở cấp độ nào để từ đó lựa chọn phương pháp thích hợp nhất. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả điều trị và thời gian khỏi bệnh.
+ Bỏng cấp độ 1
Lô hội là một trong những loại cây hỗ trợ trị bỏng rất tốt cho trẻ. Nếu trẻ không bị dị ứng với lô hội, bạn có thể dùng gel lô hội bôi lên vết bỏng 2 – 3 lần/ngày. Vết bỏng của trẻ sẽ nhanh chóng hồi phục và không để lại sẹo. Tuy nhiên trong quá trình bôi, bạn nên chú ý không để vết bỏng của trẻ dính nước, nếu không vết bỏng sẽ rất khó để khô lại.
+ Bỏng cấp độ 2
Trước mỗi lần bôi thuốc, bạn nên sử dụng nước muối sinh lý rửa vết thương 2 lần/ ngày. Cách làm này sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn, bụi bẩn và da chết ra khỏi bề mặt vết thương. Sau đó dùng kem Silver Sulfadiazine 1% bôi lên vết bỏng bằng dụng cụ vô trùng. Tiếp theo, sử dụng băng tulle gras đặt lên trên lớp kem rồi mới cố định bằng gạc vải. Loại băng này không dính da và không gây đau đớn cho trẻ, giúp cho quá trình thay băng gạc dễ dàng hơn.
Tùy vào mức độ bỏng nước sôi của trẻ mà sẽ có cách điều trị cụ thể
Tuy nhiên trước khi sử dụng thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn.
+ Bỏng cấp độ 3
Với cấp độ này, các bậc phụ huynh phải nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được điều trị kịp thời, tuyệt đối không được tự ý điều trị tại nhà để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
Phòng ngừa bỏng nước sôi ở trẻ như thế nào?
Phòng ngừa bỏng nước sôi là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất để hạn chế tai nạn xảy ra với trẻ. Cũng giúp cho trẻ có thể tự do vui chơi trong nhà mà vẫn đảm bảo an toàn.
Để xa những đồ vật có thể gây bỏng khỏi tầm với của trẻ
+ Nên đặt bếp hoặc nơi đun nấu cách xa tầm tay của trẻ, sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng để trẻ không thể với tới.
+ Nước sôi, phích, ấm nước nóng… không được để trước mặt trẻ hoặc ở những nơi trẻ hay chơi đùa.
+ Trong bữa ăn, không đặt những món nóng như canh, súp ở gần trẻ.
Nắm bắt được những cách trị bỏng nước sôi tại nhà cho trẻ không chỉ giúp cha mẹ đảm bảo an toàn cho bé yêu, mà còn có thể sơ cứu kịp thời trong những tình huống khẩn cấp.
>> Có thể bạn quan tâm:
- Bị bỏng kiêng ăn gì để vết thương mau lành
- Trẻ sơ sinh hay khóc đêm mẹ đã biết nguyên nhân và cách khắc phục chưa?