Một trong những yếu tố quan trọng để kiểm soát bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em (hay còn gọi là chàm sữa) chính là vấn đề chăm sóc da. Đáng buồn thay, có tới 90% mẹ Việt đang mắc phải sai lầm trong quá trình chăm sóc da cho bé khiến bệnh khó chữa và thường xuyên tái phát.
Hiểu rõ về viêm da cơ địa ở trẻ
Trong những năm tháng đầu đời, trẻ liên tục mắc phải bệnh ngoài da do sức đề kháng còn non nớt, làn da chưa hoàn thiện. Nếu cha mẹ thấy con ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ và được bác sĩ kết luận trẻ mắc phải bệnh lý viêm da cơ địa, cha mẹ đừng lấy làm lạ bởi trên thế giới có khoảng 20% trẻ em từ 2 đến 24 tháng mắc phải bệnh lý này.
Viêm da cơ địa ở trẻ em hay còn gọi là chàm sữa rất phổ biến và khó chữa
Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em có nguy hiểm không? Viêm da cơ địa ở trẻ hay còn gọi là bệnh chàm sữa thường khởi phát khi trẻ 2 tháng và có thể tự khỏi khi trẻ 2 tuổi.
Nguyên nhân dẫn tới bệnh lý có thể đến từ: di truyền từ bố mẹ sang con, do cơ địa của trẻ hay do tác động từ các yếu tố môi trường bên ngoài như: nhiệt độ, hóa chất, thực phẩm, các yếu tố dị nguyên (lông động vật, phấn hoa)…
Khi trẻ bị viêm da cơ địa, cha mẹ dễ dàng nhận biết qua 3 dấu hiệu:
- Vùng da bị bệnh nổi hồng ban, sờ khô ráp, xuất hiện vảy nhỏ li ti.
- Da khô, bị kéo căng, phá huỷ. Sau đó xuất hiện mụn nước, rỉ nước, đóng mày, tróc vẩy.
- Da viêm, gây ngứa và đau rát.
Da bé nổi hồng ban, sờ khô ráp, ngứa ngáy là những biểu hiện cụ thể của bệnh
Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ và mặt
Nếu con bị viêm da cơ địa, bạn sẽ thấy đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng lại gây nên rất nhiều khó chịu cho trẻ, phiền toái cho cha mẹ, và tất nhiên chúng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Bên cạnh đó, nếu điều trị sai cách, không kịp thời bệnh sẽ thường xuyên tái đi tái lại, đồng thời có thể gây ra một số biến chứng như: chàm bội nhiễm, nhiễm trùng máu…
Do vậy các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ không nên coi nhẹ bệnh, thường xuyên theo dõi những dấu hiệu lạ xuất hiện trên làn da của con, kịp thời điều trị bằng những phương pháp an toàn đã được kiểm chứng về hiệu quả.
Chuyên gia Nhi bày cách chữa viêm da cơ địa cho trẻ an toàn, hiệu quả
Bác sĩ Da liễu Trần Thị Thanh Nho – Bệnh viện Hữu nghị Việt – Xô cho biết để chữa viêm da cơ địa ở trẻ em hiệu quả cần đảm bảo 4 yếu tố: kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa và dưỡng ẩm. Hiện nay, các bậc cha mẹ đang điều trị cho bé theo 2 phương pháp sau:
1. Trị viêm da cơ địa cho trẻ bằng bài thuốc dân gian:
- Các bài thuốc từ dân gian trị viêm da cơ địa (chàm sữa) phổ biến nhất là từ chè xanh, lá trầu không, lá ổi, lá sim, khoai tây, dầu dừa… Thông thường mẹ thường hái hoặc mua những loại lá này về rửa sạch, nấu nước và vệ sinh vùng da bị chàm sữa cho trẻ.
- Ưu điểm: Các bài thuốc này mang lại sự an tâm, thân thiện cho làn da và sức khỏe của trẻ, lại tiết kiệm chi phí và có lịch sử từ ngàn đời, lưu truyền từ đời này sang đời khác nên rất được lòng mẹ bỉm sữa.
- Nhược điểm: Kỳ công trong việc thực hiện và phải kiên trì sử dụng. Đặc biệt hiện chưa có bất kỳ một tổ chức y tế hoặc công trình nghiên cứu nào khẳng định về hiệu quả trị chàm sữa của các bài thuốc dân gian này. Phần lớn chỉ là sự truyền miệng của người dân.
Chăm sóc da bé là yếu tố hàng đầu để đẩy lùi viêm da cơ địa ở trẻ em
2. Điều trị viêm da cơ địa cho trẻ bằng thuốc tây:
Để điều trị viêm da cơ địa hiệu quả cần phải kết hợp giữa điều trị tại chỗ và điều trị toàn thân, đơn thuốc Tây y sẽ được bác sĩ kê cụ thể cho từng trường hợp bệnh lý của trẻ.
- Ưu điểm: Việc điều trị chàm sữa bằng thuốc tây mang lại sự tiện lợi cho người dùng và hơn nhất là hiệu quả trị bệnh khá cao nên thường được các mẹ bỉm lựa chọn.
- Nhược điểm: Cần phải cẩn trọng trong sử dụng các loại thuốc sao cho đúng liều lượng và hướng dẫn từ bác sĩ. Việc tự ý sử dụng dài ngày hoặc tăng liều có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ nhất là với kem bôi chứa corticoid và kháng sinh liều cao.
Ngoài 2 phương pháp trên, chuyên gia khuyến cáo cha mẹ cần chú trọng tới vấn đề vệ sinh da cho trẻ, bởi một trong những nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em là do da trẻ chịu tác động bởi các yếu tố gây hại từ môi trường xung quanh, trong đó có virus, vi khuẩn, nấm… Bên cạnh đó, hạn chế nguồn thực phẩm có khả năng gây kích ứng cho trẻ và lựa chọn các sản phẩm điều trị an toàn từ thảo dược tự nhiên.