Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa khoa học nhất

Hiện nay, tỷ lệ trẻ bị viêm da cơ địa đang có xu hướng gia tăng tuy nhiên vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Vì vậy, khi con bị bệnh, cha mẹ phải có chế độ chăm sóc đúng cách và khoa học để giúp bé giảm bớt những khó chịu do bệnh gây ra.

Nguyên nhân gây bệnh

Trẻ bị viêm da cơ địa chủ yếu liên quan đến yếu tố di truyền, môi trường sống và suy giảm chức năng hàng rào bảo vệ da. Bệnh có xu hướng gia tăng khi trời tiết chuyển sang đông và hanh khô.

Biểu hiện của viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là xuất hiện các ban đỏ, da khô căng

Biểu hiện của viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ là xuất hiện các ban đỏ, da khô căng

Biểu hiện ban đầu thường là những nốt sần đỏ, khô căng xuất hiện trên mặt, hai má, da đầu, cánh tay và phía sau tai. Những cơn ngứa khiến trẻ gãi liên tục, quấy khóc, mất ngủ, biếng ăn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau nếu không được điều trị kịp thời. 

Yếu tố khiến bé bị viêm da cơ địa nặng hơn

Nóng nực: do mặc quần áo quá dày, chất vải không thoáng khí, bí mồ hôi, tắm nước nóng thường xuyên hoặc làm dụng lò sưởi quá nhiều.

Mặc quần áo quá kín, để da quá khô, dị ứng xà phòng… là những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm da cơ địa nặng thêm.

Mặc quần áo quá kín, để da quá khô, dị ứng xà phòng… là những nguyên nhân khiến trẻ bị viêm da cơ địa nặng thêm.

Da quá khô: việc mẹ sử dụng các loại xà phòng tắm không phù hợp, nằm điều hòa quá lâu, đặc biệt là vào thời tiết mùa đông vừa hanh khô lại nhiều gió càng dễ khiến bé bị viêm da cơ địa. 

Môi trường sống ô nhiễm: dị ứng lông động vật, cỏ, lá cây, bụi bẩn cặn xà phòng dính trên quần áo, môi trường xung quanh nhiều khói bụi...

Cách chăm sóc trẻ bị viêm da cơ địa khoa học nhất

Cốt lõi của việc chữa viêm da cơ địa là làm giảm các triệu chứng, hạn chế tái phát và giảm thiểu khó chịu cho người bệnh.

Có thể cải thiện những triệu chứng bệnh bằng việc giảm ngứa và giảm viêm.

Dưỡng ẩm cấp ẩm cho da nhằm hạn chế da bị khô căng, sần sùi và bỏng rát, từ đó giảm khả năng gây ngứa cho bé.

Dưỡng ẩm đầy đủ cho bé giúp hạn chế bệnh tái phát và giảm các triệu chứng do viêm da cơ địa.

Dưỡng ẩm đầy đủ cho bé giúp hạn chế bệnh tái phát và giảm các triệu chứng do viêm da cơ địa.

Bảo vệ da tránh khỏi những tác nhân gây bệnh: Làm vệ sinh thường xuyên không gian sống của trẻ, lau sạch khử trùng đồ chơi, ưu tiên sử dụng nước giặt dịu nhẹ dành cho em bé và không nên nuôi thêm chó mèo khi trong nhà có con bị bệnh.

Kiểm soát ngứa cho trẻ

Vòng xoắn gãi - ngứa khiến bệnh của bé trở nên nặng hơn, nếu không kiểm soát được những cơn ngứa sẽ dẫn đến nhiễm trùng da, nguy cơ cao gây nhiễm trùng huyết và u mềm lây rất nguy hiểm.

Mẹ có thể kiểm soát cơn ngứa cho bé bằng cách:

Sử dụng băng ướt hoặc đắp ẩm cho vùng da tổn thương.

Khi trẻ xuất hiện cơn ngứa và gãi nhiều thì đánh lạc hướng bằng các trò chơi, xem TV, hay kể chuyện cho bé.

Cắt móng tay và rửa tay cho bé bằng xà phòng thường xuyên tránh trường hợp bé cào xước vết thương mang theo vi khuẩn gây nhiễm trùng da.

Vệ sinh và cắt móng tay bé thường xuyên để tránh cào xước gây nhiễm khuẩn.

Vệ sinh và cắt móng tay bé thường xuyên để tránh cào xước gây nhiễm khuẩn.

Trong trường hợp bé quá khó chịu ngứa ngáy, bố mẹ nên tham khảo một số thuốc bôi chứa được bác sĩ chỉ dẫn để giảm tình trạng viêm,  “cắt cơn” ngứa cho con.

Giữ ẩm cho da

Điều kiện bùng phát viêm da cơ địa phần lớn là do da quá khô, mất nước và mất đi hàng rào bảo vệ da bị tổn thương. Vì vậy dưỡng ẩm cho da bé thường xuyên ngay cả khi bé chưa có dấu hiệu bệnh là rất cần thiết. 

Sử dụng kem dưỡng ẩm cho toàn thân và dày hơn ở vùng da bị bệnh. Bôi ngày 2 lần sáng và tối, có thể nhiều hơn khi thời tiết hanh khô và khi cảm thấy da bé đã có dấu hiệu căng kích. 

Nên bôi kem sau khi làm da đang trong trạng thái ẩm (tắm, băng ướt,…) Nếu có chỉ định bôi thuốc của bác sĩ mà dấu hiệu bệnh vẫn không giảm thì có thể áp dụng các phương pháp sau: 

* Băng ướt cho trẻ:

Băng ướt rất hiệu quả và thường chỉ cần từ 3-5 ngày. Có thể pha dung dịch làm tăng cường độ ẩm cho da để việc đắp ẩm cho da hiệu quả hơn. Thực hiện băng ướt cho trẻ vài lần mỗi ngày tùy thuộc vào mức độ nặng của da.

Băng ướt cho trẻ giúp tăng cường độ ẩm tốt cho da

Băng ướt cho trẻ giúp tăng cường độ ẩm tốt cho da

Bước 1: Làm ướt khăn bằng nước ấm có pha dung dịch làm ẩm cho da

Bước 2: Bôi cortisone hoặc các loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ vào những vùng da khô, mẩn đỏ.

Bước 3: Bôi kem dưỡng ẩm toàn thân

Bước 4: Băng ướt hoặc đắp ẩm tùy theo vị trí tổn thương da:

– Vùng mặt: làm ướt khăn mềm với nước mát sau đó áp vào mặt vùng da khô tổn thương trong 5-10  phút.

– Vùng đầu: làm ướt một chiếc khăn tam giác hoặc mũ cotton mềm với nước mát rồi trùm lên đầu trẻ trong vòng 5-10 phút.

– Tay, chân: dùng băng dạng ống mềm hoặc khăn mềm được làm ướt bằng nước mát sau đó quấn vào vùng da khô, sần đỏ ở tay, chân. Sau đó đeo một lớp băng dạng ống khô (hoặc quấn khăn khô) phía bên ngoài. Khi nào khăn khô thì tháo ra, bôi kem dưỡng ẩm và mặc đồ lại cho trẻ như bình thường.

 – Lưng, ngực, bụng: dùng một chiếc áo cotton mềm được làm ướt với nước sau đó mặc lên người cho trẻ và mặc một lớp áo khô phía bên ngoài cho trẻ. Khi nào áo khô (thường khoảng 1- 2 giờ) thì cởi ra, bôi kem dưỡng ẩm và mặc đồ lại cho trẻ.

 * Cách tắm cho trẻ:

– Không nên tắm cho trẻ bằng nước quá nóng sẽ làm da trẻ bị khô và ngứa nhiều hơn, sử dụng nước ấm nhẹ không quá 30oC. Khuyến khích sử dụng Bột pha nước tắm trẻ em Nhân Hưng nguồn gốc thảo dược giúp hỗ trợ điều trị, đẩy lùi viêm da cơ địa ở trẻ.

Kết hợp bột tắm trẻ em Nhân Hưng để vệ sinh da bé hàng ngày, đồng thời đẩy lùi nhanh các triệu chứng của viêm da cơ địa.

Kết hợp bột tắm trẻ em Nhân Hưng để vệ sinh da bé hàng ngày, đồng thời đẩy lùi nhanh các triệu chứng của viêm da cơ địa.

Nên tắm cho trẻ 2 giờ trước khi ngủ để giúp trẻ ngủ ngon hơn.

Tham khảo:

>>> Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ em hiệu quả

>>> Viêm da cơ địa có lây không?

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status