Siêu âm chẩn đoán túi thai là một trong những mốc vô cùng quan trọng giúp xác định xem thai đã vào tử cung mẹ hay chưa. Vậy thai mấy tuần thì siêu âm thấy túi thai? Dù mẹ mới mang thai lần đầu hoặc các lần tiếp thì cũng cần nắm rõ được điều này để biết bé yêu đã làm tổ hay chưa mẹ nhé!
Túi thai là gì?
Theo các chuyên gia y tế thì túi thai chính là nơi để nuôi dưỡng thai nhi bắt đầu từ khi hình thành hợp tử nhỏ cho đến khi em bé chào đời. Việc nhận biết có túi thai ở trong tử cung chính là tín hiệu đáng mừng sẽ giúp mẹ sớm nhận biết mình có thai thực sự chưa.
Túi thai là nơi để nuôi dưỡng thai nhi phát triển cho tới khi chào đời.
Đa phần các mẹ chỉ biết quá trình thụ tinh diễn ra thành công khi nhận biết dấu hiệu mang thai sớm nhất. Còn về vấn đề trứng được thụ tinh như thế nào thì chỉ được minh hoạ chứ ít ai biết chính xác. Trứng sau khi được thụ tinh là hợp tử, và hợp tử này sẽ di chuyển đến tử cung của người mẹ để bắt đầu tiến vào tử cung và làm tổ trong đó.
Đọc thêm: Thai 3 tuần tuổi vào tử cung chưa? Siêu âm có thấy không?
Từ ngày thứ 17 đã có thể thấy túi thai khi siêu âm
Thực tế thời gian mẹ phát hiện ra túi thai cũng không quá lâu, thường thì tầm sau 7-8 ngày sau khi trứng được thụ tinh thì chúng sẽ bắt đầu di chuyển vào bên trong tử cung của mẹ để phát triển tạo thành phôi thai. Hợp tử này sẽ di chuyển đến tử cung và làm tổ ở tử cung.
Khoảng 17 ngày sau đó là bác sĩ đã có thể phát hiện được túi thai thông qua phương pháp siêu âm đầu dò qua ngả âm đạo của người mẹ. Siêu âm có nhiều dạng, tuy nhiên ở thời điểm này thì chỉ có siêu âm thai đầu dò ngả âm đạo là nhanh nhất để phát hiện chính xác túi thai. Còn các phương pháp siêu âm qua bụng khác thì chưa thể thấy ngay được.
Như vậy với câu hỏi thai mấy tuần thì siêu âm thấy túi thai thì câu trả lời ở đây là tầm từ tuần thứ 5 đến thứ 6 là đã phát hiện được túi thai mẹ nhé! Lúc này túi thai sẽ có đường kính khoảng 2-3 mm. Nhưng cũng tuỳ vào từng trường hợp do thời điểm thụ thai khác nhau nên thời điểm để thấy túi thai có thể xuất hiện trễ hơn một chút.
Tại sao cần phải theo dõi túi thai từ sớm?
Việc kiểm tra và theo dõi túi thai là vô cùng quan trọng bởi đây chính là môi trường để nuôi dưỡng thai nhi. Nhất là với những trường hợp mẹ bầu có tiền sử bị sảy thai hoặc khó có con thì các bác sĩ sẽ yêu cầu phải theo dõi túi thai sớm. Nếu không sẽ rất dễ xảy ra các biến cố do sự phát triển yếu ớt của trứng đã thụ tinh khi di chuyển tới tử cung.
Bắt đầu từ tuần thứ 5 đã có thể siêu âm thấy túi thai.
Hơn nữa thời điểm hình thành túi thai cũng là lúc cơ thể người mẹ có sự thay đổi lớn về sức khoẻ, sức đề kháng giảm sút, thay đổi nội tiết tố, rối loạn hệ thần kinh giao cảm, bị ốm nghén, nôn ói, mệt mỏi hay có thể sốt…nên mẹ cần phải theo dõi túi thai cho kỹ.
Thêm vào đó có nhiều trường hợp còn xuất hiện túi thai giả. Túi thai thật là túi thai nằm trong lòng tử cung được xác định chính xác qua siêu âm khi có Yolk sac và phôi thai… Còn túi thai giả có cấu trúc cũng gần giống túi thai nhưng không có thành phần của thai.
Chính vì thế có thể bác sỹ yêu cầu mẹ làm thêm xét nghiệm máu khác để đo nồng độ beta hCG, nếu xét nghiệm dương tính tức là mẹ đang có thai.
Xem thêm: Hướng dẫn cách tính tuổi thai chính xác
Phôi thai phát triển như nào ở trong túi thai?
Trong giai đoạn này phôi thai cùng tất cả các bộ phận của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển. Các tế bào phôi gốc sẽ bắt đầu nhân lên cũng như thay đổi để tạo nên các tế bào cần thiết. Cụ thể ở giai đoạn phôi thai này bé sẽ hình thành phát triển các cơ quan, bộ phận sau:
- Hệ thần kinh: đây được xem là cơ quan đầu tiên phát triển trong giai đoạn phôi thai. Theo đó các hình thức như tủy sống, não và dây thần kinh bắt đầu được hình thành.
- Tim: khi phôi thai xuất hiện 2 mạch máu sẽ tạo thành 2 ống dẫn của tim. Có thể lúc này hính dáng quả tim chưa thực sự hoàn chỉnh nhưng nó đã bắt đầu có mạch đập do hoạt động co bóp. Khoảng tuần thứ 16 là tim phát triển hoàn chỉnh về cấu tạo và chức năng.
Giai đoạn phôi thai bé sẽ phát triển đầy đủ các bộ phận và cơ quan ban đầu.
- Hình dạng khuôn mặt: cũng ở thời điểm này, các bộ phận và đường nét trên khuôn mặt bé sẽ được hình thành. Ví dụ như đôi mắt lẫn 2 tai hình thành ở hai bên. Dần dần mắt sẽ di chuyển về phía trước, tiếp đến mí mắt để bảo vệ đôi mắt đang phát triển. Bên cạnh đó trán, má, mũi, môi, hàm, miệng, đường mũi, lưỡi của bé cũng dần xuất hiện.
- Chân và tay: tay và chân của bào thai sẽ phát triển từ phôi. Không lâu sau đó sẽ tạo ra hình dáng với 2 bàn tay và 2 bàn chân cùng các ngón tay, ngón chân.
- Cơ quan sinh dục: các tế bào phôi sẽ phát triển thành trứng hoặc tinh trùng.
Ngoài ra trong giai đoạn này bé cũng bắt đầu phát triển cơ bắp.
Bài viết liên quan: Bạn biết gì về hiện tượng đẻ bọc điều?