https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Bỏng nhiệt ở trẻ em và cách điều trị an toàn nhất

Bỏng nhiệt ở trẻ em và cách điều trị an toàn nhất

Bỏng nước sôi, bỏng bô xe máy, bỏng nhiệt khi nấu ăn… là những tai nạn bỏng nhiệt ở trẻ em có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào khi cha mẹ bất cẩn hoặc do trẻ quá hiếu động. Để điều trị tai nạn bỏng này, cha mẹ cần cân nhắc những yếu tố dưới đây.

Bỏng nhiệt ở trẻ em – Tai nạn ẩn họa nhiều mối nguy

Đang loay hoay nấu ăn trong bếp, bỗng chị Hà giật thót tim khi nghe tiếng khóc ré của cậu con trai hơn 3 tuổi ngoài phòng khách. Vội vàng chạy ra, chị Hà hoảng hồn khi thấy bé Minh nằm trên sàn, khóc lóc đau đớn, cả một mảng da vùng bụng, tay chân đỏ ửng lên do bị bát canh nóng hổi đổ vào. Thì ra trong một phút bất cẩn, chị Hà để bát canh trên bàn, ngay tại vị trí bé Minh có thể với tới nên tai nạn bỏng đã xảy ra. 

 Bỏng nhiệt ở trẻ em có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu cha mẹ sơ ý

Bỏng nhiệt ở trẻ em có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu cha mẹ sơ ý

Trong cuộc sống hàng ngày, tai nạn bỏng nhiệt ở trẻ em rất dễ xảy ra, đặc biệt với những trẻ từ 2-5 tuổi. Đây là độ tuổi trẻ rất hiếu động, tò mò, muốn khám phá mọi thứ xung quanh nhưng lại chưa ý thức được nguy hiểm. Trẻ có thể gặp phải bỏng nhiệt do nước sôi (chiếm nhiều nhất), dầu mỡ, bỏng bô xe, lửa hoặc điện…

Khi gặp phải bỏng nhiệt, do làn da của trẻ còn non yếu và rất mỏng manh nên có thể gây ra tổn thương nghiêm trọng nếu không kịp thời sơ cứu và điều trị. Thông thường, tổn thương bỏng ở trẻ rất đa dạng, trẻ có thể bị bỏng ở tay làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, hoặc bỏng ở vùng mặt, bộ phận sinh dục gây nguy hiểm đến thẩm mỹ và chức năng sinh sản của trẻ.

Đọc thêm: 5 bước xử trí bỏng nhiệt chuẩn theo hướng dẫn của chuyên gia

Xử trí bỏng nhiệt ở trẻ an toàn, hiệu quả nhất

Khi xảy ra bỏng nhiệt, trẻ cần được xử trí kịp thời và đúng cách, nếu xử trí sai từ những giây đầu tiên cũng đủ để vết thương có thể gặp phải nhiễm trùng, lâu lành và để lại các di chứng như sẹo xấu, co rút ngón tay, thậm chí là những thương tật vĩnh viễn cho trẻ.

Do đó, nếu chưa biết cách xử trí bỏng nhiệt ở trẻ em, cha mẹ hãy “note” ngay những chỉ dẫn sau nhé:

 Làm mát vết bỏng giúp trẻ giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm

Làm mát vết bỏng giúp trẻ giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm

Tìm hiểu thêm: Bị bỏng kiêng ăn gì và nên ăn gì?

Bước 1: Ngâm vùng da bị bỏng của trẻ vào nước mát

Bỏng nhiệt không chỉ khiến trẻ bị đau rát mà làn da còn bị tổn thương rất nhanh, do đó cha mẹ hãy nhanh tay đưa trẻ đến nơi có nguồn nước mát, dùng vòi nước xả nhẹ nhàng hoặc ngâm vùng da bị bỏng của trẻ vào nước từ 15-20 phút. Bước sơ cứu này rất quan trọng, giúp trẻ giảm nhiệt độ bỏng, giảm đau, giảm phù nề, viêm nhiễm và giảm độ sâu của vết thương, đồng thời hạn chế tổn thương lan rộng.

Cha mẹ lưu ý, không nên dùng nước đá để làm mát vết thương, vì sự chênh lệch nhiệt độ đột ngột có thể khiến trẻ bị bỏng kép và làm vết thương thêm trầm trọng hơn. Cũng không nên sử dụng kem đánh răng hay nước mắm thoa lên vết bỏng với mục đích làm mát da bé, điều này sẽ khiến vết bỏng bị nhiễm trùng và nặng hơn.

Bước 2: Sát trùng vết bỏng

Sau khi vết bỏng nhiệt ở trẻ em đã được làm mát, cha mẹ nên dùng nước muối sinh lý dịu nhẹ để sát trùng vùng da bị bỏng của trẻ. Trong quá trình sát trùng mẹ nên nhẹ nhàng tránh làm bé đau nhé. 

Ở bước này, cha mẹ cũng nên lưu ý tuyệt đối không sử dụng oxy già hay cồn để sát trùng vết bỏng vì chúng sẽ gây chết hạt mô da, khiến vết thương bị nhiễm trùng và để lại sẹo xấu.

Mặt khác, nếu tủ thuốc của gia đình có sẵn kem/gel bôi trị bỏng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được chứng minh an toàn cho bé cha mẹ có thể sử dụng để thoa lên vết bỏng. Với những sản phẩm không rõ nguồn gốc tốt nhất cha mẹ không nên sử dụng để đảm bảo an toàn cho bé nhé.

 Băng vết bỏng bằng gạc y tế giúp bảo vệ tổn thương khỏi tác hại môi trường

Băng vết bỏng bằng gạc y tế giúp bảo vệ tổn thương khỏi tác hại môi trường

Bước 3: Dùng gạc y tế băng vết bỏng

Để bảo vệ vết bỏng khỏi những tác hại bên ngoài môi trường, cha mẹ nên sử dụng gạc y tế hoặc vải mỏng băng nhẹ nhàng che phủ vết bỏng, tránh băng quá chặt sẽ làm tổn thương vết bỏng.

Nếu vùng bỏng tổn thương quá lớn, cha mẹ không nên cởi bỏ quần áo khiến da bị lột, nên dùng kéo cắt nhẹ nhàng cho áo quần tách ra khỏi vết bỏng để tránh áo quần dính chặt vào vết bỏng khiến trẻ bị đau rát, viêm nhiễm.

Bước 4: Động viên, trấn an tinh thần bé

Tổn thương do bỏng gây ra khiến trẻ phải chịu đựng cơn đau rát rất khó chịu, vì vậy bé sẽ khóc lóc và làm nũng cha mẹ. Lúc này, cha mẹ cần động viên, trấn an tinh thần cho bé, trong trường hợp trẻ đau nhiều nên hỏi ý kiến dược sĩ để dùng thuốc giảm đau (paracetamol).

Bước 5: Nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện

Trẻ bị bỏng cha mẹ không nên tự ý điều trị tại nhà, sau khi đã sơ cứu xong nên đưa trẻ tới bệnh viện uy tín để được bác sĩ kịp thời đánh giá tình trạng bỏng và đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.

Xem thêm: 4 cách chữa bỏng bô xe máy không để lại sẹo an toàn nhất

Phòng ngừa bỏng nhiệt ở trẻ

Trẻ nhỏ vốn rất hiếu động, vì vậy cha mẹ cần có biện pháp để phòng ngừa tai nạn bỏng có thể xảy ra bất cứ lúc nào bằng cách:

 Để trẻ tránh xa các vật dụng có nguy cơ gây bỏng

Để trẻ tránh xa các vật dụng có nguy cơ gây bỏng

+ Chú ý giám sát trẻ mọi lúc, mọi nơi, tại khu vực trẻ vui chơi nên để trẻ tránh xa các vật dụng có nguy cơ gây bỏng như: phích nước sôi, cốc nước nóng, bàn là đang nóng, bật lửa…

+ Khi nấu ăn cần quay cán xoong, chảo vào phía trong. Khi tắm không để trẻ tự tắm dưới vòi nước nóng lạnh…

+ Nên để thức ăn mới nấu ở vị trí trẻ không với tới được, đồng thời kiểm tra nhiệt độ của thức ăn trước khi cho trẻ ăn.

Bài viết liên quan: Bị bỏng da mặt nên làm gì để điều trị đúng cách?

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status