Bỏng nước sôi là tai nạn thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Bên cạnh việc sơ cứu kịp thời thì bị bỏng nước sôi kiêng ăn gì cũng là vấn đề được nhiều người quan tâm.
Trẻ bị bỏng nước sôi cần xử lý thế nào?
Bị bỏng nước sôi là điều không ai mong muốn, song vì nhiều lí do hoặc đôi khi chỉ cần một chút sơ xảy có thể khiến cha mẹ phải trả giá vì để con bị bỏng. Đặc biệt, trẻ bị bỏng nước sôi nếu không được sơ cứ kịp thời có thể khiến vết thương ăn sâu, mưng mủ, bội nhiễm cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Bỏng nước sôi rất thường gặp ở trẻ
Khi trẻ bị bỏng nước sôi, cha mẹ hãy nhanh chóng ngâm vùng da bị bỏng với nước lạnh trong 15 phút để vết bỏng dịu hơn, hạn chế đau rát, sưng tấy đồng thời cũng giúp vết bỏng không bị ăn sâu vào da. Tiếp đó, cha mẹ dùng gạc vô khuẩn hoặc miếng vải sạch băng lên vùng da bị bỏng để tránh bụi bẩn.
Thông thường, nếu trẻ bị bỏng nước sôi nhẹ hoàn toàn có thể chữa trị tại nhà, tuy nhiên trong trường hợp diện tích vùng da bỏng lớn, vết thương sâu sau khi sơ cứu các bước cơ bản xong, cha mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được chữa trị kịp thời tránh để vết thương ăn sâu gây nội nhiễm cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Đọc thêm: Sơ cứu bỏng nước cho trẻ đúng cách
Bị bỏng nước sôi kiêng ăn gì cho mau khỏi?
Bên cạnh việc sơ cứu đúng cách, cha mẹ cần bổ sung cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lý. Mẹ nên tăng cường những thức ăn tốt cho quá trình phục hồi của trẻ trong thực đơn hàng ngày như: protein (bông cải xanh, chuối, các loại đậu, thịt nạc, cá thu, cá hồi…), vitamin C, Vitamin E, kẽm…
Thực phẩm giàu protein tốt cho sự phục hồi khi trẻ bị bỏng nước sôi
Bài viết cùng chủ đề: Bị bỏng kiêng ăn gì và nên ăn gì mau khỏi?
Song song với đó, để tránh vùng da bị bỏng nước sôi hoại tử, lâu lành, chậm lên da non và dễ để lại sẹo trẻ cũng cần phải tránh xa một số thực phẩm. Dưới đây là những thực phẩm mẹ nên bỏ trong thực đơn hàng ngày của trẻ.
-
Thức ăn giàu nitrat
Trẻ bị bỏng nước sôi kiêng ăn gì thì câu trả lời là thức ăn giàu nitrat. Những nhóm đồ ăn giàu nitrat bao gồm: thịt xông khói, thực phẩm chế biến sẵn và bánh hotdog…
Làn da trẻ vốn mỏng manh, khi bị bỏng nước sôi càng trở nên yếu và non nớt hơn. Đặc biệt lúc ăn da non, các mạch máu trong cơ thể sẽ di chuyển tế bào và các thành phần hóa học khác để giúp chữa lành vết thương, tuy nhiên trong thực phẩm giàu nitrat lại chứa các thành phần khiến cho mạch máu bị tổn thương, dẫn đến vết thương khó lành, kéo dài quá trình phục hồi. Chưa kể, thức ăn giàu nitrat còn là nguyên nhân gây ra các bệnh lý xơ vữa động mạch.
Thực phẩm chế biến sẵn khiến vết thương lâu lành
-
Đồ ăn tanh
Trong các thực phẩm cần hạn chế với trẻ bị bỏng nước sôi còn có đồ ăn tanh. Có thể kể đến như các loại hải sản tôm, cua, ghẹ, mực… vì có thể làm vết thương sưng viêm, lâu khỏi.
-
Thịt gà
Thịt gà tuy rất bổ dưỡng nhưng có ý kiến cho rằng khi trẻ bị bỏng nước sôi nếu ăn thịt gà sẽ khiến vết thương sưng tấy đỏ hơn, gây ngứa ngáy, khó chịu và làm vết thương khó lành. Do đó, trong thời gian này, mẹ cũng nên hạn chế cho trẻ ăn thịt gà.
-
Rau muống
Không chỉ là loại rau phổ biến trong các bữa cơm của nhiều gia đình, rau muống còn rất ưa chuộng vì dễ ăn, chế được được nhiều món. Nhưng khi trẻ bị bỏng nước sôi hoặc có vết thương hở cha mẹ cần hạn chế không cho trẻ ăn rau muống. Lí do là trong rau muống có chất làm tăng sinh collagen quá mức dễ để lại sẹo lồi, gây mất thẩm mĩ.
Rau muống là “thủ phạm” để lại sẹo lồi
-
Đồ ăn cay nóng
Bình thường thức ăn cay nóng đã không tốt cho sức khỏe của trẻ vì có thể gây hại dạ dày và sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị bỏng nước sôi cha mẹ càng không nên cho trẻ ăn đồ cay nóng vì sẽ làm chậm quá trình làm lành vết thương của cơ thể.
Những đồ ăn cay nóng cha mẹ cần hạn chế cho trẻ bị bỏng nước sôi ăn bao gồm: bột cà ri, tiêu, ớt, mì tôm…
Để giúp quá trình phục hồi vết thương, liền da non ở trẻ bị bỏng nước sôi nhanh hơn, cha mẹ có thể sử dụng sản phẩm có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm, giảm sưng đỏ giúp liền da non như gel Oatrum Kids. Được chiết xuất từ thảo dược nhiên nhiên với thành phần chính là hoạt chất Berberine nên sản phẩm mang lại hiệu quả cao với các vết thương trầy xước, bỏng nhẹ và đặc biệt rất an toàn với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Bài viết liên quan: Bị bỏng phồng rộp da xử trí theo cách này ngay