Sơ cứu vết bỏng ngay lập tức giúp hạ nhiệt, làm sạch vết thương, chống viêm kháng khuẩn bằng các sản phẩm chuyên dụng… là những cách chữa hiệu quả không để lại sẹo giúp bạn trả lời thắc mắc bị bỏng bô xe máy phải làm sao?
Vì sao bỏng bô xe máy hay để lại sẹo thâm?
Cảm giác đau đớn do bỏng bô xe máy mang lại có thể không nghiêm trọng bằng việc tai nạn này có thể để lại những vết sẹo thâm xấu xí trên đôi chân ngọc ngà của chị em phụ nữ. Đó cũng là lý do khiến bỏng bô xe máy trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, khổ nỗi tai nạn này rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày.
Bỏng bô xe máy không điều trị đúng cách sẽ để lại sẹo thâm gây mất thẩm mỹ
Vì sao bỏng bô xe máy hay để lại sẹo thâm? Các chuyên gia cho biết, mức nhiệt của ống bô rất cao nên dễ bị bỏng sâu khiến thời gian điều trị kéo dài, có thể lên tới 3-4 tuần. Mặt khác, rất nhiều người bệnh không biết cách xử trí mà tự ý điều trị tại nhà bằng các loại thuốc tự có hay áp dụng theo kinh nghiệm dân gian như: bôi nước mắm, bôi kem đánh răng… khiến vết bỏng bị nhiễm trùng và để lại sẹo gây mất thẩm mỹ.
Bị bỏng bô xe máy phải làm sao? Điều quan trọng người bệnh cần làm là trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về sơ cứu cũng như điều trị vết bỏng đúng cách, dù là vết bỏng nông hay sâu, lớn hay nhỏ.
Xem thêm: Bỏng bô xe máy có nguy hiểm không
Cách chữa bỏng bô hiệu quả, không để lại sẹo
Nếu không muốn đôi chân ngọc ngà sở hữu vết sẹo thâm xấu xí, người bị bỏng bô xe máy nên áp dụng ngay các cách xử lý dưới đây:
Dùng nước mát xối vào vết bỏng trong 15 phút giúp hạ nhiệt, giảm đau rát
Sơ cứu vết bỏng giúp hạ nhiệt kịp thời
Bô xe máy tỏa ra nhiệt lượng rất lớn, vì vậy đa phần các trường hợp bị bỏng sẽ để lại tổn thương sâu gây đau rát, do đó ngay khi vừa bị bỏng người bệnh nên dùng nước mát xối vào vết bỏng liên tục khoảng 15 phút hoặc ngâm chân vào nước lạnh. Điều này sẽ giúp giảm nhiệt độ trên bề mặt da, giảm diện tích và giảm độ sâu của vùng da bị tổn thương, đồng thời giảm đau rát hiệu quả.
Vệ sinh làm sạch vết bỏng
Bị bỏng bô xe máy phải làm sao? Bạn không nên bỏ qua bước làm sạch vết bỏng sau khi đã hạ nhiệt bằng nước mát. Bạn nên sử dụng nước muối sinh lý (NaCL 0,9%) hoặc dung dịch sát khuẩn Providine 10% để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn bám trên vùng da bị tổn thương. Tuyệt đối không nên làm sạch vết bỏng bằng oxy già, thuốc đỏ hoặc cồn y tế vì có thể gây chết hạt mô và để lại sẹo xấu.
Kháng khuẩn, chống viêm vết bỏng
Điều này rất quan trọng và cần thiết để ngăn ngừa vết bỏng bô bị nhiễm trùng. Đa phần người bệnh sẽ sử dụng các loại thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm như: mật ong, nha đam, dầu mù u… Bên cạnh đó, các loại kem bôi trị bỏng cũng rất được ưa chuộng nhờ sự tiện lợi, cách sử dụng đơn giản, đem lại hiệu quả nhanh.
Sử dụng Oatrum Kids gel để kháng khuẩn, chống viêm, ngăn hình thành sẹo
Tuy nhiên, giữa vô vàn các sản phẩm trị bỏng, bạn cần tìm hiểu kỹ càng để không lựa chọn phải sản phẩm có chứa corticoid hay hóa chất độc hại khiến vết thương càng thêm nặng. Thay vào đó, nên dành sự ưu tiên cho những sản phẩm chiết xuất từ thảo dược tự nhiên, điển hình là gel trị bỏng Oatrum Kids.
Oatrum Kids được chiết xuất từ Berberine thảo dược, Nano Curcumin nên ngoài khả năng kháng khuẩn, giảm viêm, sản phẩm còn giúp tăng tái tạo vùng da bị tổn thương, giảm cảm giác ngứa, giảm sự hình thành sẹo thâm.
Băng bó vết bỏng
Băng bó giúp vùng da bị bỏng hạn chế sự tiếp xúc với quần áo hoặc bụi bẩn xung quanh môi trường sống, từ đó tránh nhiễm trùng. Tuy nhiên, bước này chỉ nên thực hiện với những vết bỏng có tổn thương sâu, nếu tổn thương nhẹ, nông bạn không cần băng bó, vết bỏng sẽ tự khỏi trong thời gian ngắn mà không để lại sẹo.
Chăm sóc vùng da bị bỏng
Để vết bỏng nhanh lành, hạn chế để lại sẹo, người bệnh cần chăm sóc vết bỏng kỹ lưỡng bằng cách: bôi thuốc thường xuyên theo chỉ dẫn của bác sĩ, tuyệt đối không chọc vỡ bọng nước, không sử dụng nước mắm, kem đánh răng bôi lên vết bỏng tránh gây nhiễm trùng, hoại tử da.
Nếu vết bỏng nặng, tổn thương sâu người bệnh nên tới các cơ sở y tế uy tín để được xử lý kịp thời.
Đọc thêm: Vết thương bỏng bô xe máy chảy nước vàng - cẩn thận kẻo nhiễm trùng