Bé bị hăm cổ phải làm sao cho mau khỏi trong khi cha mẹ đã dùng đủ mọi cách? Trước khi điều trị cho bé, mẹ cần biết nguyên nhân khiến con bị hăm cổ để từ đó lựa chọn phương pháp phù hợp, đồng thời tránh để bệnh tái phát nặng hơn.
Hóa ra trẻ bị hăm cổ là do nguyên nhân này
Trẻ bị hăm mông, hăm háng… có lẽ đã quá quen thuộc với cha mẹ, còn hăm cổ thì sao? Không ít cha mẹ vô cùng bất ngờ khi thấy vùng cổ của bé bị hăm. Tuy nhiên, hăm cổ cũng là bệnh lý phổ biến ở trẻ, bởi đây là vị trí lý tưởng để vi khuẩn, nấm sinh sôi, cộng thêm chế độ chăm sóc da bé thiếu hợp lý của cha mẹ càng tăng thêm nguy cơ khiến trẻ bị hăm cổ.
Trẻ bị hăm cổ do nhiều nguyên nhân
Bất kể bệnh lý nào xuất hiện trên da bé cũng có nguyên nhân, trước khi tìm cách chữa cha mẹ cần nắm được lý do vì sao con bị hăm cổ.
Trẻ bị hăm cổ do thời tiết
Thời tiết nắng nóng khiến làn da của trẻ tiết nhiều mồ hôi, nếu cha mẹ không kịp thời lau cho bé sẽ khiến lỗ chân lông bị bít chặt tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn và nấm sinh sôi gây viêm nhiễm, từ đó khiến vùng da đỏ ửng, nổi mụn. Đây là những dấu hiệu cho thấy bé đã mắc phải hăm cổ.
Trẻ bị hăm cổ do sữa hoặc thức ăn dính vào
Khi bé bú hoặc trong giai đoạn ăn dặm, sữa và thức ăn có thể dính xuống cổ bé mà mẹ chưa kịp vệ sinh khiến vùng da ở cổ bị vi khuẩn tấn công, ẩm ướt là điều kiện thuận lợi cho hăm cổ xuất hiện.
Trẻ bị hăm cổ do mập mạp, bụ bẫm
Những trẻ có thân hình mập mạp, bụ bẫm dễ bị hăm cổ tấn công
Đọc thêm: Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở cổ và mông phải làm sao?
Những trẻ có thân hình mập mạp, bụ bẫm sẽ tạo thành ngấn ở những vùng da nếp gấp. Đây là những vùng da tiết nhiều mồ hôi, nếu mẹ không kịp thời lau khô sẽ làm bít lỗ chân lông, bụi bẩn và vi khuẩn ẩn sâu dưới lớp nang lông phát triển và hình thành nên hăm cổ.
Trẻ bị hăm cổ do mẹ mặc quấn khăn quá kín
Sợ bé lạnh nên nhiều cha mẹ sử dụng khăn sữa quấn quanh cổ cả ngày cho bé mà không biết rằng hành động này có thể khiến da bé bị bí, đổ mồ hôi nhiều hơn, nguy cơ mắc hăm tã cũng tăng lên.
Trẻ bị hăm cổ do mẹ vệ sinh da không đúng cách
Cổ là vùng da nhiều ngấn nên việc vệ sinh sẽ khó khăn hơn các vùng da khác, nếu cha mẹ không lau kỹ bụi bẩn và vi khuẩn còn lưu lại trên da sẽ làm ổ, từ đó gây viêm và hình thành hăm.
Bé bị hăm cổ mẹ chữa theo cách này ngay
Một vết xước nhỏ trên da cũng khiến bé đau đớn huống chi là những vết hăm dài trên cổ. Mặc dù bé không thể nói cho mẹ biết bé đang đau đớn, khó chịu thế nào khi da bị ửng đỏ, nổi mụn, nhưng nếu thấy bé quấy khóc, hay đưa tay lên cổ chà gãi vì ngứa, mẹ hãy kiểm tra ngay xem vùng cổ của bé có điều gì bất thường không nhé.
Khi trẻ bị hăm cổ không chỉ khiến bé khó chịu, đau đớn mà còn ảnh hưởng tới hô hấp, vì thế cha mẹ cần chữa ngay cho bé bằng cách:
Giữ vùng da ở cổ của bé thông thoáng
Nên để vùng da quanh cổ của bé được khô thoáng
Nếu mẹ có thói quen quấn khăn quanh cổ cho bé hoặc thường xuyên cho bé mặc áo cao cổ hãy ngừng ngay lại, thay vào đó giữ cho vùng da quanh cổ bé được thông thoáng. Đừng quên lau mồ hôi thường xuyên cho bé để vi khuẩn, bụi bẩn không có chỗ trú ngụ mẹ nhé.
Lau sạch sữa, thức ăn bám dính trên cổ bé
Sau khi bé bú hoặc ăn dặm xong, mẹ đừng quên dùng khăn mềm thấm nước ấm lau xung quanh vùng cổ cho bé để loại bỏ sữa và thức ăn còn sót lại trên da.
Vệ sinh vùng da ở cổ thường xuyên
Vùng da ở cổ vốn có nhiều ngấn nên việc vệ sinh cũng phải kỹ càng, nhất là trong thời kỳ bé bị hăm. Khi vệ sinh mẹ lưu ý lau nhẹ nhàng từng ngấn cổ bằng khăn mềm, tránh mạnh tay khiến da bé bị cọ sát gây đau đớn.
Sử dụng gel Oatrum Kids
Nếu chỉ vệ sinh da bé bằng nước ấm sẽ không đem lại hiệu quả cao, vì vậy mẹ nên sử dụng các sản phẩm đặc trị có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên để đẩy nhanh quá trình lành bệnh. Hiện nay, Oatrum Kids gel là sản phẩm được các chuyên gia hàng đầu cùng hàng nghìn mẹ Việt tin dùng.
Điểm ưu việt của sản phẩm là sự an toàn, cùng hiệu quả vượt trội chỉ sau 3-5 ngày sử dụng. Được bào chế 100% từ thảo dược tự nhiên: Thể chất gel với Berberine thực vật, Curcumin, Oatrum Kids gel không chỉ giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm nhanh triệu chứng ửng đỏ mà còn giúp tái tạo biểu mô da, giảm ngứa dịu mát da, giảm khó chịu, cung cấp độ ẩm và mang lại làn da mịn màng cho bé.
Để điều trị hăm bằng Oatrum Kids gel, đầu tiên mẹ cần làm sạch vùng da hăm của bé bằng nước ấm sạch, sau đó lau khô. Tiếp đến, dùng tay sạch bôi 1 lớp mỏng Oatrum Kids lên vùng hăm cho bé và để khô tự nhiên. Để đạt hiệu quả cao, mẹ nên sử dụng cho bé 3 lần/ngày, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng.
Bài viết liên quan: Hăm bẹn ở trẻ và những điều cần lưu ý