https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Báo động: Bỏng lạnh nguy hiểm tới tính mạng nếu không sơ cứu đúng cách

Báo động: Bỏng lạnh nguy hiểm tới tính mạng nếu không sơ cứu đúng cách

Với khí hậu nhiệt đới như Việt Nam, bỏng lạnh là tai nạn hiếm gặp so với bỏng nhiệt. Tuy nhiên, nếu không sơ cứu và điều trị kịp thời, bỏng lạnh có thể gây nên những tổn thương nghiêm trọng, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Bỏng lạnh là gì?

Theo bác sĩ tại Viện bỏng quốc gia, bỏng lạnh là tình trạng da và các mô tổn thương do tiếp xúc với môi trường nhiệt độ lạnh, thường tập trung tại các bộ phận như: đầu ngón tay, ngón chân, mũi, tai…

 Bỏng lạnh xảy ra khi tiếp xúc với môi trường đông lạnh dưới 0 độ C

Bỏng lạnh xảy ra khi tiếp xúc với môi trường đông lạnh dưới 0 độ C

Các yếu tố nguy cơ gây bỏng lạnh bao gồm: người làm việc trong phòng đông lạnh, tiếp xúc với yếu tố cực lạnh dưới 0 độ C, ni tơ lỏng, công ty kinh doanh thủy – hải sản, tàu cá…

Bỏng lạnh có nguy hiểm không?

Bỏng lạnh được chia thành nhiều cấp độ với mức độ tổn thương khác nhau:

+ Cấp độ 1: Đây được coi là cấp độ nhẹ khiến người mắc phải chỉ bị tổn thương tới bề mặt da với biểu hiện đặc trưng: ngứa, đau, biến đổi màu sắc da thành trắng, tiến tới đỏ và vàng, rối loạn hoặc mất cảm giác nóng lạnh.

+ Cấp độ 2: Da cứng lại, các mô sâu chưa bị ảnh hưởng vẫn còn mềm mại. Có thể xuất hiện các bọng nước, da trở thành màu đen và cứng. Với cấp độ này, người mắc phải có thể mất tới 1 tháng để chữa lành, cũng có khi sẽ mất cảm giác nóng lạnh tại chính vùng da bị tổn thương.

 Bỏng lạnh gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không kịp thời sơ cứu và điều trị

Bỏng lạnh gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không kịp thời sơ cứu và điều trị

+ Cấp độ 3, 4: Người bệnh bị tổn thương các mô sâu bao gồm gân, cơ, mạch máu, thần kinh, vùng da khu vực này chuyển sang màu đen và chứa đầy máu, tiến tới hoại tử, nếu xuất hiện bội nhiễm vi khuẩn sẽ ảnh hưởng tới tính mạng.

Có thể thấy, bỏng lạnh nguy hiểm và gây nên những biến chứng nặng nề không kém gì bỏng nhiệt, bỏng điện. Tuy nhiên, nếu kịp thời sơ cứu và điều trị đúng cách có thể làm giảm mức độ tổn thương do bỏng lạnh gây ra.

Xem thêm: Bị bỏng lạnh phải làm sao và những điều cần biết

Sơ cứu và điều trị bỏng lạnh đúng cách

Một trong những cách làm giảm mức độ tổn thương do bỏng lạnh gây ra đó chính là sơ cứu kịp thời và điều trị đúng cách. Để làm được điều này, người bệnh và những người thân xung quanh cần trang bị ngay những kỹ năng sau:

+ Ngay khi phát hiện có người bị bỏng lạnh cần nhanh chóng đưa đến nơi ấm áp để loại bỏ nguy cơ hạ thân nhiệt, từ đó kích thích cơ thể tự điều chỉnh, ủ ấm hoặc làm ấm thân thể cho người bệnh.

+ Nếu quần áo của người bệnh bị ướt, hãy cởi bỏ chúng khỏi cơ thể vì nếu tiếp xúc lâu sẽ càng làm tăng thêm cảm giác lạnh bởi nhiệt độ cơ thể chắc chắn không thể tăng lên, từ đó khiến tình trạng bỏng thêm nghiêm trọng.

+ Nên để người bệnh nằm bất động hoặc băng kín phần da bị bỏng lạnh nhằm ngăn chặn tổn thương thêm do các tinh thể nước đá di chuyển gây tổn hại mô da.

 Ngâm vùng da bị tổn thương trong nước ấm 40 - 42 độ C giúp làm ấm cơ thể

Ngâm vùng da bị tổn thương trong nước ấm 40 - 42 độ C giúp làm ấm cơ thể

+ Tiếp đến, ngâm vùng da bị tổn thương trong nước ấm 40 - 42 độ C nhằm mục đích làm giảm mức độ tổn thương và giúp cơ thể nhanh chóng ấm lên. Lưu ý, không để người bệnh tiếp xúc với nhiệt độ của lửa hay lò sưởi vì có thể dẫn tới tổn thương nặng nề hơn. 

+ Di chuyển người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán cấp độ bỏng và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Xem thêm: Tổng hợp 3 cách chữa bỏng rát da hiệu quả độc đáo

Các biện phá giúp phòng tránh bỏng lạnh

Để phòng tránh bỏng lạnh nguy hiểm, các chuyên gia khuyến cáo đối tượng làm việc và tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ lạnh cần:

 Cần giữ ấm cơ thể để ngăn ngừa bỏng lạnh có thể xảy ra

Cần giữ ấm cơ thể để ngăn ngừa bỏng lạnh có thể xảy ra

+ Trang bị đầy đủ các thiết bị bảo hộ lao động: găng tay, giày, mũ, khẩu trang… để giảm tổn thương do hơi lạnh gây ra.

+ Chú ý giữ ấm bàn tay, bàn chân bởi đây là những bộ phận tiếp xúc nhiều nhất với nhiệt độ lạnh.

+ Với trẻ nhỏ - đối tượng có làn da mỏng, sức đề kháng kém dễ bị tác động của môi trường dẫn tới hậu quả nặng nề, cha mẹ nên chú ý giữ ấm cho trẻ khi thấy thời tiết thay đổi hoặc khi tiếp xúc với môi trường mới. 

+ Với những người hút thuốc lá, người bệnh đái tháo đường hoặc bị các bệnh liên quan tới mạch máu, suy thận mạn tính… - đối tượng dễ bị bỏng lạnh, cần tăng cường sức khỏe, tập thể dục đều đặn để nâng cao sức đề kháng nhằm phòng tránh tai nạn bỏng có thể xảy ra.

Bài viết liên quan: Cách chữa bỏng nhiệt tại nhà hiệu quả

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status