Viêm da cơ địa là bệnh lý về da thường gặp ở trẻ em. Những vùng da bệnh thường xuất hiện các nốt sần đỏ, khô căng nứt nẻ, thậm chí chảy dịch khiến nhiều người lo sợ bệnh có thể lây lan.Vậy, viêm da cơ địa có lây không? Nguyên nhân và pháp đồ điều trị như thế nào?
Những triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa
Đặc trưng của bệnh viêm da cơ địa là biểu hiện ra ngoài bề mặt da, mẹ có thể nhận biết con bị viêm da cơ địa qua việc quan sát các triệu chứng sau:
Da đỏ, khô, căng kích
Quan sát bề mặt da (đặc biệt là da mặt) thấy có những vùng bị đỏ, khô, khi chạm vào có cảm giác căng kích, thô ráp, bong tróc (gần giống hiện tượng da khô do thời tiết mùa đông).
Da sần, nhạy cảm, sưng do gãi
Bệnh gây ngứa khiến bé phải dùng tay gãi, chà, dụi vòng xoắn gãi - ngứa làm da sần như các nốt dị ứng, mẩn đỏ, không được mềm mịn, khi sờ vào có cảm giác thô, sần sùi. Đặc biệt, bé có xu hướng gãi nhiều hơn khi tiếp xúc với bụi bẩn, cặn xà phòng còn sót lại trong quần áo…
Dấu hiệu trẻ bị viêm da cơ địa là xuất hiện vết sần, tróc vảy, chảy dịch trên da
Da dày lên, nứt nẻ, chảy dịch và bong vảy
Theo tiến triển của bệnh thì vùng da sẽ có hiện tượng dày lên hơn so với những vùng da lân cận, bị nứt nẻ theo những đường nứt, đi kèm là hiện tượng chảy dịch, những nốt ban bị bong vảy xấu xí và mất thẩm mỹ.
Xuất hiện các vết sưng nhỏ, khi gãi có thể chảy mủ
Viêm da nếu không được chữa trị kịp thời, tình trạng viêm nặng hơn làm xuất hiện các nốt mụn mủ, gây khó chịu. Nếu da xuất hiện những vết sưng nhỏ không rõ nguyên nhân thì cũng là một trong những triệu chứng đáng chú ý của bệnh viêm da cơ địa. Vết sưng này gây ngứa khiến bé chủ động gãi để xoa dịu. Khi bé gãi để lại những tổn thương trên da có thể gây ra tình trạng sưng viêm và chảy mủ
Ngứa nhiều hơn về đêm
Bệnh nhân bị viêm da cơ địa thường có nỗi sợ mang tên “ngứa về đêm”, không chỉ bé mà cha mẹ là những người gián tiếp cảm nhận được sự khó chịu do bệnh gây ra.
Có thể cơn ngứa theo từng tần suất thời gian khác nhau và không liên tục khiến bé khó chịu, quấy khóc, mất ngủ và gãi ngứa khiến bố mẹ cũng “đứng ngồi không yên”.
Một số triệu chứng khác
Ngoài những triệu chứng được liệt kê ở trên thì bạn còn cần chú ý thêm nhiều triệu chứng liên quan khác đến bệnh viêm da cơ địa như ở trẻ như: sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn,… Những triệu chứng có thể xảy ra đồng thời hoặc chỉ xảy ra kết hợp một hai triệu chứng nhưng bạn cũng cần tham khảo và theo dõi.
Viêm da cơ địa có thể khiến bé mệt mỏi, chán ăn, quấy khóc, sốt nhẹ.
Viêm da cơ địa có lây không?
Trước khi trả lời câu hỏi bệnh viêm da cơ địa có lây không, chúng ta cần tìm hiểu những con đường dẫn đến viêm da cơ địa, bệnh được hình thành bởi những nguyên nhân sau:
Yếu tố di truyền
Bệnh có tính di truyền rất cao, nếu trong gia đình có bố mẹ mắc bệnh thì khả năng rất cao con bạn cũng bị viêm da cơ địa.
Viêm da cơ địa có tính di truyền cao
Cơ địa mẫn cảm
Nghiên cứu đã cho thấy, đối với những người có cơ địa mẫn cảm thì bản thân dễ mắc phải căn bệnh này cao hơn người bình thường. Cơ địa nhạy cảm, làn da dễ bùng phát đợt viêm nếu gặp phải yếu tố kích ứng
Sức đề kháng kém
Nếu bản thân bé không có sức đề kháng hoặc sức đề kháng yếu thì cũng là nguyên nhân khiến bé dễ mắc bệnh. Cơ thể dễ dàng bị tấn công và ảnh hưởng từ những yếu tố gây bệnh trong sinh hoạt cũng như không gian hàng ngày.
Môi trường
Những thay đổi về môi trường sống, môi trường sinh hoạt cũng là nguyên nhân khiến làn da bé dễ dàng nhiễm bệnh. Thời tiết giao mùa cũng có ảnh hưởng rất nhiều đến làn da khi bản thân bạn không có sức đề kháng chống lại những yếu tố gây bệnh một cách có hiệu quả.
Rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da
Trường hợp người bình thường bị rối loạn chức năng hàng rào bảo vệ da cũng tăng nguy cơ bùng phát tình trạng viêm da. Đây là một trong những nguyên nhân viêm da cơ địa thường thấy ở nhiều người. Làn da chủ yếu bị mất nước, lớp hàng rào bị phá bỏ nên vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và phát triển.
Vậy, bệnh viêm da cơ địa có lây không?
Qua các nghiên cứu khoa học đã khẳng định cùng những nguyên nhân trên cho thấy: viêm da cơ địa không lây nhưng theo nghiên cứu, bệnh liên quan đến yếu tố di truyền.
Vì vậy bạn hoàn toàn yên tâm nếu có tiếp xúc với người bị viêm da cơ đại. Tuy nhiên nếu gia đình có người có tiền sử mắc các bệnh về yếu tố dị ứng như mề đay, mẩn ngứa, viêm mũi dị ứng, hen suyễn… thì bản thân nên chủ động phòng ngừa tránh xa khu vực ô nhiễm nhiều hóa chất.
Phương pháp điều trị viêm da cơ địa an toàn
Bệnh viêm da cơ địa là bệnh chưa có phương pháp điều trị triệt để mà chỉ dùng lại ở việc khắc phục các triệu chứng bệnh, kiểm soát và hạn chế tối đa tình trạng bệnh tái phát.
Để đạt được hiệu quả điều trị cao thì phụ huynh cần theo dõi để phát hiện bệnh cho con càng sớm càng tốt và điều trị theo đúng liệu trình.
Chữa trị tại nhà
Khi tiến hành điều trị bệnh tại nhà bạn cần thực hiện những việc như: tắm nước ấm nhưng không tắm quá lâu, khi tắm không nên sử dụng xà phòng, bé bị viêm da cơ địa nên sử dụng bột tắm trẻ em Nhân Hưng có nguồn gốc thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa để làm sạch da, luôn lau khô người sau khi tắm.
Sử dụng bột tắm trẻ em Nhân Hưng để điều trị hiệu quả bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em
Đây là bệnh liên quan đến yếu tố dị ứng, mẹ cần tránh cho bé ăn các loại thực phẩm dễ dị ứng như hải sản, thịt bò, trứng, sữa… Ngoài ra cần đảm bảo môi trường sống xung quanh bé luôn được sạch sẽ, khô thoáng, đảm bảo không tiếp xúc với hóa chất và xả thật sạch khăn mặt, áo quần bé sau khi giặt.
Khi bé bị bệnh, mẹ nên sử dụng các sản phẩm có tính dưỡng ẩm cao chuyên dùng cho các trường hợp viêm da cơ địa để giảm ngứa ngáy, khó chịu.
Sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ
Khi bé đã nhiễm bệnh và được bác sĩ điều trị bằng những phác đồ riêng thì cần hợp tác và đảm bảo việc thực hiện. Không tự ý thay đổi hoặc bỏ giữa chừng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Các liệu pháp chữa trị
Những liệu pháp kết hợp để đảm bảo hiệu quả chữa trị bệnh mà mẹ có thể tham khảo và áp dụng như thuốc, sử dụng liệu pháp ánh sáng, sử dụng liệu pháp tâm lý để kết hợp điều trị hiệu quả. Khuyến khích sử dụng các sản phẩm đông y có nguồn gốc thảo dược để chữa viêm da cơ địa để tránh tác dụng phụ và điều trị được tận gốc.
Điều trị căn bản
Bao gồm thoa thuốc tại chỗ và thoa thuốc toàn thân. Điều trị căn bản nhằm mục đích chăm sóc da và giải quyết những thương tổn của da.
Đọc thêm:
>>> Cách chữa viêm da cơ địa ở trẻ hiệu quả
>>> Bị viêm da cơ địa tắm lá gì mau khỏi?