Da trẻ rất mỏng manh và nhạy cảm cộng với sự hiếu động, ưu khám phá, đùa nghịch khiến trẻ rất dễ bị các vết trầy xước ở khắp cơ thể. Việc chăm sóc và bảo vệ làn da trẻ đúng cách sẽ giúp trẻ tránh được nguy cơ nhiễm trùng để phát triển khỏe mạnh hơn.
Nguyên nhân khiến trẻ bị trầy xước da
Khác với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ đã biết tò mò, muốn tìm hiểu và khám phá vạn vật xung quanh nên việc bị tổn thương ngoài da, trầy xước da là điều không thể tránh khỏi. Các bộ phận trên cơ thể trẻ dễ bị trầy xước da bao gồm tay, chân, mặt mũi. Có rất nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ bị trầy xước da như ngã khi vui chơi với bạn bè, người thân, do nghịch ngợm, côn trùng cắn. Song, dưới đây là những nguyên nhân phổ biến nhất khiến da trẻ bị tổn thương, trầy xước da:
- Trẻ bị trầy xước da do cọ xát: Được xem là nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến việc da trẻ bị tổn thương, rách da thậm chí là chảy máu. Cọ xát ở đây có thể là giữa da với quần áo, giữa da với da trẻ. Đó là lí do cha mẹ cần lựa chọn những chất liệu quần áo mềm mịn, có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để tránh gây tổn thương làn da của trẻ.
Trầy xước da ở trẻ là điều khó có thể tránh khỏi
- Trẻ bị trầy xước da do bị ngã: Trẻ tập đi, trẻ vui chơi cùng bạn bè, trẻ khám phá vạn vật xung quanh sẽ không thể tránh khỏi bị vấp ngã, va quệt vào đồ vật trong gia đình, đồ chơi, vào thanh gỗ, thanh sắt hoặc nền đất, gạch hoa gây ra vết thương rách da ở chân, tay, đùi, mặt mũi.
- Trẻ bị trầy xước da do móng tay: Móng tay dài khiến trẻ đưa lên mặt gãi, cào cấu lên mặt mũi, chân tay cũng có thể khiến trẻ bị trầy xước da. Vì vậy, cha mẹ nên chú ý cắt móng tay thường xuyên cho trẻ khoảng 1 tuần/lần để tránh việc trẻ vô tình gây xước da của mình.
- Trẻ bị trầy xước da do côn trùng đốt: Khi trẻ bị các loại côn trùng như muỗi, kiến, ong, bọ chét đốt gây ngứa ngáy, mẩn đỏ, theo thói quen trẻ sẽ đưa tay lên gãi cũng khiến da bị xước.
Côn trùng cắn gây ra vết thương rách da ở trẻ
Xem thêm: Chăm sóc vết trầy xước ở vùng kín của trẻ
- Trẻ bị trầy xước do viêm da dị ứng: Thường xảy ra với trẻ có cơ địa dị ứng, trẻ có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với bỉm, xà phòng tắm, nước xả vải, dầu gội, kem dưỡng da gây sưng phồng và tổn thương da ở trẻ.
Phân loại các vết trầy xước da ở trẻ
Nhiều người cho rằng, khi da trẻ bị trầy xước chỉ là vết trợt da thông thường, tuy nhiên, giới chuyên môn lại cho rằng, vết trầy xước ở trẻ có đến 3 cấp độ khác nhau:
- Vết trầy xước da nhẹ: Biểu hiện là vùng da trên cơ thể trẻ chỉ bị trầy xước nhẹ, trợt mất một lớp da nông, trẻ đau rát nhẹ.
- Vết trầy xước da trung bình: Dấu hiệu là vết trầy xước hơi lõm, tiết dịch lẫn máu, có quầng viêm đỏ xung quanh kèm thêm sưng nề nhẹ. Ngoài việc gây đau rát, trẻ còn bị ngứa.
Vết trầy xước nhẹ hoặc trung bình có thể chữa trị tại nhà
- Vết trầy xước da nặng: Vùng da bị trầy xước ở trẻ lõm hẳn xuống khá sâu, sưng nề và có quầng đỏ lan rộng ra xung quanh. Bên cạnh đó, trẻ còn bị đau nhiều, nhức buốt dưới da và tiết dịch lẫn mủ và máu.
Cách xử lý khi trẻ bị trầy xước da
Trẻ bị trầy xước da nếu ở thể nhẹ hoặc bình thường thì không có gì đáng lo, tuy nhiên cũng không vì thế mà cha mẹ chủ quan, lơ là. Việc không được không chăm sóc tốt và điều trị kịp thời cho bé sẽ gây ra những hệ quả khôn lường như gây ra các tật xấu, vết sẹo lồi lõm, loang lổ trên da hoặc bé cũng có thể bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ.
Rửa vết trầy xước bằng nước muối sinh lý là việc quan trọng
Khi trẻ bị trầy xước da, việc đầu tiên cha mẹ cần xử lý đó là làm sạch vùng da tổn thương dưới vòi nước để làm sạch đất cát, bụi bẩn đang bám trên da. Sau đó rửa lại vết thương bằng nước muối sinh lý 0.9%, lấy gạc y tế lau khô. Tiếp đó:
- Bôi thuốc mỡ kháng sinh: Tại vùng da bị tổn thương bôi fobancort hoặc fucidin ngày 1 lần trong 7 ngày cho trẻ.
- Thoa gel thảo dược từ thiên nhiên: Hoặc cha mẹ có thể sử dụng các loại gel thảo dược có khả năng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, ngừa sẹo cho trẻ như Oatrum Kids. Chỉ cần bôi một lớp gel Oatrum Kids vào vùng da tổn thương ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng sẽ thấy da săn se, liền da non nhanh chóng.
Oatrum Kids giúp mau liền da non ở trẻ
Sở dĩ gel Oatrum Kids mang lại hiệu quả cao trong việc chữa lành vết thương trầy xước da ở trẻ là do sản phẩm được bào chế dưới dạng thể chất gel tạo màng sinh học bao ngoài vùng da bị trầy xước. Bên cạnh đó với thành phần chính là Berberin và Nano Curcumin, sản phẩm giúp bảo vệ da khỏi những vi khuẩn từ môi trường bên ngoài, tránh nhiễm trùng, giảm ửng đỏ, ngứa ngáy khi hình thành da non đồng thời giúp giảm sẹo trong quá trình tái tạo vùng da trầy xước.
Ngoài tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm đau, giảm đỏ và giảm ngứa hiệu quả, gel Oatrum Kids còn được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên, không chứa chất tạo bọt, chất tạo mùi, corticoid nên tuyệt đối an toàn cho sức khỏe của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Cẩn trọng khi sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ
- Sử dụng thuốc uống: Với những vết trầy xước nghiêm trọng để phòng bội nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng một đợt kháng sinh dạng uống hoặc tiêm. Trong trường hợp cần thiết thì phải tiêm kháng sinh liều cao dưới sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ. Cha mẹ tuyệt đối không tự ý cho con uống kháng sinh cũng như ngưng sử dụng giữa chừng.
Sai lầm thường gặp khi sơ cứu, điều trị vết trầy xước ở trẻ
Chỉ là những vết trầy xước ngoài da nhưng tầm quan trọng của việc sơ cứu và điều trị tuyệt đối không được coi nhẹ bởi sức đề kháng của trẻ vốn rất non yếu, trẻ có thể bị nhiễm trùng huyết, gây viêm màng não, áp xe phổi, tràn mủ màng tim và tử vong là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.
Thế nhưng trong thực tế, có rất nhiều cha mẹ vẫn mắc phải những sai lầm sơ đẳng khiến vết trầy xước ở trẻ từ bé xé ra to và trầm trọng, khó lành hơn. Có thể kể đến những sai lầm phổ biến sau:
- Dùng nước quá nóng để rửa vết trầy xước da ở trẻ khiến da bị nóng, gây rộp da.
Chỉ nên rửa vết rách da bằng nước sạch
- Dùng khăn quá cứng để thấm khô vùng da bị ướt sau khi rửa, vệ sinh làm trẻ bị đau rát, da bị tổn thương nhiều hơn.
- Đắp lên vùng da trầy xước ở trẻ những lá cây, thuốc lá không rõ nguồn gốc, xuất xứ khiến trẻ bị nhiễm trùng, làm vết thương từ chỗ không có sẹo trở thành có sẹo.
- Sử dụng sữa tắm và nước hoa có chứa chất kích ứng để thoa lên vùng da đang bị tổn thương của trẻ.
- Dùng nghệ tươi bôi trực tiếp lên da trầy xước của trẻ. Nghệ có tính kháng khuẩn, giúp liền sẹo tuy nhiên nếu là nghệ tươi thì có thể gây bỏng da do các acid có trong nghệ. Theo đó sẽ khiến vết trầy xước của trẻ phồng rộp, đau rát khiến việc điều trị kéo dài và khó khăn hơn.
Ô xy già không tốt như nhiều người vẫn nghĩ
- Dùng ô xy già rửa vết thương cũng là một sai lầm thường gặp vì sẽ làm tổn thương các tế bào non dưới da, làm chậm quá trình lên sẹo.
- Tự ý cạo, lột vảy trên vùng da bị tổn thương khiến vết thương sâu hơn, mưng mủ, rỉ nước và có thể nhiễm trùng.
- Tự ý dùng kháng sinh uống và bôi lên vết thương cho trẻ khi chưa có sự chỉ định từ bác sĩ chuyên môn.
Khi nào cần đưa trẻ bị trầy xước da đến gặp bác sĩ?
Với những vết thương trầy xước nhỏ ở thể nhẹ cha mẹ có thể tự xử lý và theo dõi tại nhà cho trẻ, bôi gel Oatrum Kids đều đặn mỗi ngày giúp kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, kích thích tái tạo tế bào da giúp liền da nhanh và ngăn ngừa thâm sẹo. Tuy nhiên, với những trường hợp sau bố mẹ cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được cấp cứu và chữa trị kịp thời:
- Vết trầy xước da quá lớn, rộng và sâu, trẻ bị chảy nhiều máu.
- Vết trầy xước quá bẩn, không thể làm sạch hết bụi bẩn bám trên da trẻ.
Vết thương quá nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế
Tìm hiểu thêm: Vết trầy xước bị sưng
- Trẻ bị trầy xước da và chưa được tiêm phòng uốn ván.
- Vết trầy xước da không có dấu hiệu tiến triển sau 3-5 ngày chữa trị, thậm chí còn có biểu hiện viêm nhiễm như tấy đỏ, sưng viêm, trẻ đau đớn, khó chịu, bỏ bữa, vết thương bị rỉ dịch, lở loét, chảy mủ, xuất hiện những lằn đỏ, nóng ở vết trầy xước, trẻ li bì, mệt mỏi, sốt cao…
Phòng ngừa để trẻ không bị trầy xước da
Việc trẻ ngày càng khôn lớn, thích thú khám phá tự nhiên, môi trường và cuộc sống là điều rất cần thiết. Đi kèm những lợi ích giúp trẻ phát triển toàn diện là làn da mỏng manh, nhạy cảm, non nớt của trẻ rất dễ bị trầy xước, nhiễm trùng và dị ứng. Bởi vậy, cha mẹ vẫn cần phải thiết lập việc chăm sóc, bảo vệ làn da cho bé một cách tốt nhất bằng những hành động cụ thể:
- Thường xuyên kiểm tra độ an toàn ở nhà, sân chơi, đồ chơi của bé.
Cần để mắt thường xuyên đến trẻ
- Giám sát trẻ kĩ lưỡng, để mắt đến trẻ 24/7.
- Để trẻ tránh xa những vật dụng có thể gây ra những tổn thương cho trẻ: kéo, dao, thủy tinh, que gỗ…
- Không cho trẻ chơi ở những nơi tối tăm, bụi bẩn, rậm rạp để phòng tránh côn trùng đốt.
Bộ sơ cứu cần có trong nhà để xử lý khi trẻ bị trầy xước da
Trong mỗi gia đình nhất thiết phải sắm sửa một bộ sơ cứu để có thể xử lý kịp thời khi trẻ bị trầy xước da hoặc rách da. Gợi ý set sơ cấp cứu cha mẹ nên mua bao gồm:
- Nước muối sinh lý 0.9%.
- Gạc vô trùng.
Gạc vô trùng – vật dụng không thể thiếu để sơ cứu trẻ
- Băng dính vô trùng nhiều kích thước khác nhau.
- Thuốc mỡ kháng sinh Polysporin, Bacitracin, Neosporin…
- Thuốc giảm đau và kháng viêm không steroid.
- Gel thảo dược có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa Oatrum Kids.
Khi trẻ bị trầy xước da sẽ rất sợ hãi, hoảng loạn nên song song với việc sơ cấp cứu nhanh chóng, kịp thời, cha mẹ cần trấn an để giúp trẻ bình tĩnh bằng việc nói những lời ấm áp, ngọt ngào và đừng quên ôm hôn trẻ. Khoa học đã chứng minh liều thuốc bằng trái tim bao giờ cũng khiến vết thương mau lành và khiến mọi thứ dễ chịu hơn.
Đọc thêm: