Vết thương trầy xước chảy nước ở trẻ dù ở khu vực nào, vị trí ra sao cũng cảnh báo những dấu hiệu bất thường và nguy hiểm. Bởi vậy, cha mẹ cần phải vô cùng cảnh giác khi trẻ xuất hiện biểu hiện này.
Phân biệt vết thương trầy xước chảy nước ở trẻ
Thông thường khi trẻ bị trầy xước da sẽ có thể tự khỏi và liền sẹo sau một vài ngày nhưng nếu bị vi khuẩn xâm nhập thì quá trình làm lành vết trầy xước trên da ở trẻ sẽ bị chậm lại, thậm chí có thể trầm trọng hơn gây phù nề, mưng mủ dẫn đến nhiễm trùng, hoại tử da gây khó khăn trong điều trị, dễ để lại sẹo, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của trẻ.
Vết trầy xước da ở trẻ rất dễ bị chảy nước, mưng mủ
Ngoài việc để ý đến vùng da trầy xước ở trẻ có bị đau tăng dần, có dấu hiệu đỏ, sưng, phù nề thì cha mẹ cũng cần quan sát xem vùng da này có bị chảy nước hay không. Việc dịch tiết chảy nước ra từ vết trầy xước là do sự đào thải vi khuẩn và tế bào bạch cầu chết trong quá trình chiến đấu. Theo đó:
- Vết thương bị chảy nước màu vàng, trong suốt kèm theo một chút dịch và máu: Đây là dấu hiệu bình thường của quá trình phục hồi vết thương, cha mẹ không cần phải quá lo lắng mà nên bình tĩnh theo dõi biến chuyển của cơ thể trẻ.
- Vết thương chảy nước dưới dạng mủ màu vàng đục và có mùi hôi khó chịu: Là biểu hiện của tình trạng vết thương bị nhiễm trùng. Cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trẻ có thể bị mất mạng do nhiễm trùng khi bị trầy xước da
Kinh nghiệm xử lý vết trầy xước chảy nước ở trẻ
Sẽ vô cùng nguy hiểm nếu để vết trầy xước da bị nhiễm trùng nên việc vệ sinh, chăm sóc và bảo vệ vùng da bị tổn thương của trẻ cần phải được đặc biệt chú ý và thực hiện đúng cách.
- Với các vết trầy xước chảy nước có mủ ít, hơi sưng đỏ: Dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị nhiễm trùng nhẹ, cha mẹ cần rửa sạch vùng da bị tổn thương của trẻ bằng nước muối sinh lý 0,9 %, dùng gạc thấm nhẹ vào vết thương sau đó bôi một lớp gel Oatrum Kids giúp kháng khuẩn, chống viêm, liền da non cho trẻ 3 lần/ngày mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng. Có thể băng vết thương hoặc để hở tùy mức độ tổn thương của trẻ.
Oatrum Kids – khắc tinh của vết trầy xước da ở trẻ
Được bào chế dưới dạng thể gel, Oatrum Kids giúp thẩm thấu nhanh vào da, giúp giảm đau, giảm viêm, tấy đỏ và ngăn ngừa thâm sẹo trên da trẻ vô cùng hiệu quả. Sản phẩm được chiết xuất 100% từ thảo dược thiên nhiên nên tuyệt đối an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Khi trẻ gặp phải tình trạng vết thương trầy xước chảy nước, cha mẹ tuyệt đối không rửa vết thương bằng cồn hoặc oxy già vì sẽ làm chết các tế bào mới hình thành, làm vết thương lâu lành và dễ để lại sẹo. Cha mẹ cũng không nên tự ý đắp các loại lá cây không rõ nguồn gốc lên vết thương trầy xước chảy nước ở trẻ vì có thể gây bội nhiễm. Để giúp trẻ phục hồi nhanh hơn, cha mẹ nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng để tăng đề kháng cho trẻ.
Trẻ li bì, sốt cao cần đưa ngay đến bệnh viện
Đọc thêm: Vết trầy xước mưng mủ có nguy hiểm không
- Với các vết thương bị nhiễm trùng nặng (vết thương có mùi, mưng mủ nhiều, nổi hạch, trẻ sốt cao, mệt mỏi, li bì) cha mẹ không nên xử lý tại nhà mà cần lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được can thiệp và cứu chữa kịp thời. Chậm trễ chỉ đẩy trẻ và tình trạng nguy kịch hơn.
Trẻ bị nhiễm trùng nặng ở vùng da bị trầy xước cần được sử dụng kháng sinh kết hợp theo đường uống, bôi hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm, trẻ có thể phải phẫu thuật hoặc tiểu phẫu. Cha mẹ cần tuyệt đối tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để giúp trẻ mau chóng hồi phục.
Xem thêm: