Hình ảnh vết trầy xước trên da trẻ giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết mức độ nặng hay nhẹ, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp giúp trẻ nhanh lành, không để lại di chứng nguy hiểm.
Nhận biết vết trầy xước trên da trẻ qua hình ảnh
Trẻ nhỏ hiếu động, ham chơi nên thường xuyên xuất hiện các vết trầy xước trên da. Tuy nhiên, để nhận biết vết trầy xước nặng nhẹ ra sao ở các vị trí khác nhau trên cơ thể không phải cha mẹ nào cũng biết. Do đó, những hình ảnh vết trầy xước trên da trẻ dưới đây sẽ giúp cha mẹ dễ dàng nhận biết, từ đó đưa ra cách điều trị phù hợp.
Trẻ bị trầy xước ở chân
Vết trầy xước xuất hiện ở chân trẻ thường xảy ra trong những trường hợp: Trẻ bị ngã do chơi đùa, chơi thể thao, ngã xe, va quệt vào những vật cản…
Trẻ bị trầy xước ở tay
Khi trẻ bị tổn thương da tay chủ yếu do vật sắc nhọn chạm vào, do bị bạn cào cấu, do chơi đùa, hoặc do trẻ bị bỏng nhiệt…
Trẻ bị trầy xước ở mặt
Hình ảnh vết trầy xước trên da trẻ
Hình ảnh vết trầy xước ở mặt có thể xuất hiện do quá trình trẻ chơi đùa cùng bạn bè, do bị ngã đập mặt xuống đất khi tập đi, chạy nhảy, đi xe… cũng có thể do trẻ ngứa ngáy trên da nên đã dùng tay gãi gây xây xước.
Dù vết trầy xước xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể cũng thể hiện ở 3 cấp độ: Nhẹ, trung bình và nặng. Vậy, dấu hiệu nào để phân biệt? Cách xử lý cho từng cấp độ ra sao? Hãy xem các chuyên gia “mách nước” mẹ nhé.
Vết trầy xước cấp độ nhẹ
Biểu hiện: Da rớm máu, mất một lớp da mỏng, bị bong da tay, đau nhẹ.
Cách xử lý: Hàng ngày nên rửa sạch bằng nước muối loãng, sau đó lau khô. Thoa một lớp gel thảo dược Oatrum Kids lên vùng da bị trầy xước của bé, để khô tự nhiên. Mỗi ngày nên thoa 3 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng mẹ sẽ thấy vết thương nhanh chóng khô miệng và lành lại.
Vết trầy xước cấp độ trung bình
Biểu hiện: Hơi lõm, có tiết dịch màu vàng, vết sưng đỏ nhẹ xung quanh kèm theo hiện tượng đau rát.
Cách xử lý: Vệ sinh vùng da trầy xước hàng ngày bằng nước muối pha loãng kèm thuốc bôi có kháng sinh nhẹ lên vết thương (tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng). Sau đó thoa một lớp đậm gel Oatrum Kids giúp chống viêm, kháng khuẩn, giảm sưng đỏ và ngứa lên vùng da bị tổn thương. Cuối cùng dùng gạc y tế băng lại.
Mỗi ngày nên thực hiện 3 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng. Trước khi thoa gel cần rửa vết trầy xước bằng nước muối loãng.
Đọc thêm: Vết trầy xước đầu gối trẻ
Với những vết xước cấp độ nặng cha mẹ nên đưa trẻ tới bác sĩ để được xử lý kịp thời
Vết trầy xước cấp độ nặng
Biểu hiện: Vết trầy xước có hiện tượng lõm, sâu, sưng nề lan rộng ra xung quanh tiết dịch, máu đôi khi là mủ (vết thương nhiễm trùng nặng).
Cách xử lý: Nên đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây nên những biến chứng nguy hiểm cho trẻ.
Những hình ảnh vết trầy xước ở trẻ nếu ở mức độ nhẹ cha mẹ hoàn toàn có thể tự xử lý tại nhà, nhưng khi đã ở cấp độ nặng, không thể cầm được máu, vết thương mưng mủ, sưng tấy, trẻ mệt mỏi li bì, ớn lạnh, sốt… việc điều trị tại nhà là không thể. Trường hợp này cần đưa ngay trẻ tới cơ sở y tế để bác sĩ kịp thời xử lý.
Để phòng tránh những tai nạn bất ngờ có thể xảy ra cho trẻ, cha mẹ nên theo sát các hoạt động của trẻ, loại bỏ có chướng ngại vật, đồ chơi, dụng cụ trong nhà có khả năng sẽ làm bé bị tổn thương. Ngoài ra, cha mẹ cũng đừng quên dự trữ sẵn trong tủ thuốc sản phẩm chữa lành vết trầy xước từ thảo dược tự nhiên Oatrum Kids nhé. Với các thành phần từ thảo dược nên sản phẩm cực kỳ an toàn cho bé, thúc đẩy nhanh quá trình liền da và ngăn ngừa để lại thâm, sẹo.
Tìm hiểu thêm: