Vết trầy xước bị sưng là báo hiệu cơ thể đang phản ứng để tiêu diệt vi khuẩn, kích thích quá trình phục hồi hay do vết thương chưa được xử lý đúng cách gây nhiễm trùng? Dù là nguyên nhân nào cha mẹ cũng cần xem lại cách xử lý để đảm bảo an toàn cho trẻ.
Vì sao vết trầy xước bị sưng?
Chẳng cha mẹ nào có thể giữ trẻ 24/24 giờ, do đó trong những trường hợp bất khả kháng như vận động, vui chơi, đi nhà trẻ… trẻ có thể bị trầy xước, vết cắt bất cứ lúc nào.
Thông thường vết trầy xước thể nhẹ sẽ lành lại sau 2-3 ngày mà không cần dùng thuốc kháng sinh. Nhưng cũng có những vết trầy xước bị sưng tấy, đỏ ửng, gây đau nhức cho trẻ kéo dài cả tuần, cả tháng. Lúc này cha mẹ không khỏi thắc mắc vì sao vết xây xước dù rất nhẹ nhưng lại xuất hiện sưng tấy?
Vết trầy xước ở trẻ bị sưng là phản ứng bình thường của cơ thể?
Lý giải điều này, chuyên gia đưa ra 2 nguyên nhân chính khiến vết trầy xước bị sưng như sau:
+ Thứ nhất, đó là phản ứng bình thường của cơ thể, xuất hiện ngay sau khi trẻ bị thương, gây nên cảm giác đau đớn, nóng rát khó chịu. Nguyên nhân là do các vi sinh vật nhanh chóng tiếp cận và xâm nhập vào vết thương. Để chống lại các vi sinh vật đó hệ miễn dịch sẽ tiết ra các kháng thể kháng viêm, từ đó gây nên hiện tượng sưng tấy. Hiện tượng này sẽ tự biến mất sau 1-2 ngày tùy vào cơ thể.
+ Thứ hai, vết trầy xước bị sưng tấy do nhiễm trùng. Lúc này hiện tượng sưng tấy kéo dài 4-6 ngày kèm theo triệu chứng đau rát, đỏ nóng hay chảy mủ. Một số trường hợp còn xuất hiện sốt nhẹ. Nguyên nhân sâu xa là do cha mẹ vệ sinh và chăm sóc vết thương cho trẻ không đúng cách hoặc do các dị vật còn sót lại trong vết thương, gây viêm nhiễm, đau đớn khó chịu.
Xem thêm: Vết trầy xước bị nhiễm trùng
Mẹ cần làm gì để giúp con mau khỏi?
Nếu vết trầy xước bị sưng tấy và tự hết sau 1-2 ngày thì cha mẹ không cần lo lắng quá nhiều, cơ thể trẻ đã tự biết cách làm lành vết thương, việc của mẹ là thường xuyên vệ sinh vùng da trầy xước cho bé bằng nước muối loãng, sau đó thoa một lớp gel Oatrum Kids lên vết thương để tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn và giảm ngứa.
Rửa vết thương hàng ngày bằng dung dịch NaCl 0,9%
Với những vết trầy xước xuất hiện hiện tượng sưng tấy kéo dài tới 4-6 ngày thì đây quả là chuyện lớn, là báo hiệu trẻ đã bị nhiễm trùng và rất cần cha mẹ “vào cuộc” để xử lý.
Theo đó, cha mẹ hãy làm theo các bước sau:
Bước 1: Thay băng gạc hàng ngày cho trẻ, trước khi quấn băng mới nên rửa sạch vết thương bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% hoặc nước muỗi pha loãng tự pha. Tuyệt đối không sử dụng oxy già hay cồn iod, thuốc đỏ… vì sẽ khiến vết thương lâu lành hơn. Trong quá trình vệ sinh, nếu thấy vết thương có các dị vật, tế bào chết cần loại bỏ bằng dao, nhíp đã qua khử trùng bằng dung dịch NaCl 0,9%.
Bước 2: Dùng khăn mềm sạch thấm khô vết thương, sau đó thoa một lớp gel Oatrum Kids từ thảo dược tự nhiên lên da trẻ. Công dụng chống viêm, kháng khuẩn sẽ làm tăng khả năng tái tạo lại làn da bị tổn thương, đồng thời bảo vệ da trẻ khỏi các tác động từ môi trường bên ngoài.
Bước 3: Dùng gạc y tế băng lại vết thương cho trẻ.
Thay băng thường xuyên
Lưu ý:
+ Với những vết trầy xước bị sưng tấy kéo dài quá 2 ngày, mưng mủ, trẻ bị sốt cao cha mẹ ngay lập tức đưa trẻ tới cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ điều trị.
+ Để tránh vết trầy xước không bị nhiễm trùng gây nguy hiểm, trong quá trình bị thương cần thường xuyên rửa sạch với nước muối pha loãng, băng bó cẩn thận, tuyệt đối tránh vận động mạnh, không cho trẻ chơi đùa khu vực ẩm ướt, bụi bẩn, không dùng tay bẩn chạm vào vết thương…
+ Thoa gel Oatrum Kids mỗi ngày 3 lần, mỗi lần cách nhau tối thiểu 5 tiếng để tăng khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giảm ngứa và ngăn ngừa hình thành thâm, sẹo.
Bài viết liên quan: Bé bị trầy xước đầu gối và cách xử lý