https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Trẻ sơ sinh rụng rốn khi nào?

Trẻ sơ sinh rụng rốn khi nào?

Trong quá trình chăm sóc trẻ sơ sinh, những ngày đầu khi bé mới chào đời, việc chăm sóc rốn cho trẻ chính là việc quan trọng nhất. Hàng loạt vấn đề đang chờ đợi bạn ở phía trước, đặc biệt nếu bạn là người làm cha mẹ lần đầu. Trong đó, có lẽ, câu hỏi: “Trẻ sơ sinh khi nào rụng rốn?” là câu hỏi chung nhất.

Rốn của trẻ sau sinh bao nhiêu ngày thì rụng?

    Trong thời gian còn là bào thai, dây rốn chính là đường dẫn mang dưỡng chất quan trọng và dưỡng khí cần thiết để nuôi dưỡng, phát triển thai nhi. Những trạng thái cảm xúc của người mẹ cũng được thai nhi cảm nhận thông qua dây rốn. Nói cách khác, dây rốn đối với các bé yêu khi còn trong thai kì là cực kì quan trọng, không thể thay thế.

    Khi các bé chào đời, các chức năng của cơ thể đã có thể độc lập hoạt động. Trẻ tự thở, bú, đi vệ sinh khi có nhu cầu, dây rốn vì thế không còn tác dụng nữa. Ngay khi trẻ sinh ra, bác sĩ hoặc các nhân viên y tế sẽ kẹp và cắt dây rốn cho trẻ sơ sinh. Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh nhưng thực chất chỉ là một đoạn dây rốn rất ngắn. Sau một thời gian, cuống sẽ khô và rụng đi.

 Quá trình rụng rốn, lành vết thương ở trẻ sơ sinh

Quá trình rụng rốn, lành vết thương ở trẻ sơ sinh

    Bây giờ, chúng ta sẽ tìm câu trả lời cho câu hỏi: Trẻ sơ sinh bao lâu thì rụng rốn? Thông thường, từ sau một tuần trở đi, các bạn nhỏ sẽ bắt đầu rụng rốn. Tuy nhiên, nếu sau một tuần, bé yêu nhà bạn vẫn chưa rụng rốn thì bạn cũng đừng lo lắng, vì thời gian cuống rốn khô và rụng đi của mỗi bé mỗi khác. Có những bé sau 3 tuần, tức là 21 ngày thì rốn mới rụng. 

    Theo các chuyên gia, trẻ sơ sinh nếu sinh non thiếu tháng hoặc trẻ là con đầu lòng thì thời gian rụng rốn sẽ dài hơn đối với trẻ sinh đủ tháng, trẻ là con thứ 2, 3… 

    Dù trẻ rụng rốn sớm hay muộn, nếu như rốn trẻ khô, không có mùi, không bị sưng tấy thì cha mẹ cứ yên tâm, không cần phải lo lắng về việc trẻ sơ sinh rụng rốn.

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

    Khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, cần chú ý những nguyên tắc sau:

  • Rửa tay sạch sẽ trước khi chăm sóc trẻ

 Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Rửa tay sạch sẽ trước khi vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

    Khi chăm sóc trẻ sơ sinh, dù ở công đoạn nào, người lớn cũng phải luôn rửa tay sạch sẽ. Để an toàn, chúng ta nên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn, tránh việc vi khuẩn từ tay người lớn xâm nhập vào cơ thể còn non nớt của các bé yêu.

  • Luôn giữ cho vùng rốn của trẻ sạch sẽ, khô thoáng

    Cuống rốn khi chưa rụng thực chất là một vết thương hở, vì thế, vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào các mạch máu trên bề mặt cuống rốn. Vì vậy, quan trọng nhất là việc giữ cho rốn luôn sạch sẽ.

    Để cuống rốn sạch sẽ, trước và sau khi rốn rụng, chúng ta đều phải vệ sinh hàng ngày cho trẻ. Việc vệ sinh rốn trẻ sơ sinh cần dùng bông gạc hoặc tăm bông vô trùng, cồn sát trùng hoặc thuốc sát trùng. Hàng ngày, bạn dùng bông gạc/tăm bông nhúng vào cồn, thuốc sát trùng và nhẹ nhàng lau, chấm lên vùng cuống rốn và vùng bụng xung quanh chân rốn. Kể cả sau khi rốn trẻ đã rụng, bạn vẫn phải vệ sinh thường xuyên theo quy trình này. Luôn nhớ rửa tay sạch sẽ trước khi tiến hành vệ sinh cho bé, bạn nhé!

 Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

Vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh

    Khi các bé đi vệ sinh đại tiện hay tiểu tiện, bố mẹ cũng lưu ý không để vấy nước tiểu, phân của bé vào vùng rốn. Nếu chẳng may vấy bẩn, cần thực hiện ngay quy trình vệ sinh cuống rốn như đã nói ở trên, nếu không, vi khuẩn từ chất thải sẽ có điều kiện đi vào trong cơ thể của bé.

    Hàng ngày, khi tắm, rửa cho bé, cần lưu ý không để phần cuống rốn ngâm trong nước. Tắm, rửa xong, hãy dùng tăm bông vô trùng, nhẹ nhàng lăn qua, lại ở vùng cuống rốn để thấm hút hết nước.

  • Không mặc áo, tã, bỉm quá chật và che kín phần rốn

    Một sai lầm không ít các ông bố bà mẹ trẻ mắc phải, đó là thường che kín thậm chí băng quấn chặt phần rốn. Rốn trẻ sơ sinh cả trước và sau khi rụng đều nên để hở, để được tiếp xúc càng nhiều càng tốt với không khí bên ngoài.

    Việc mặc quần áo, tã, bỉm cũng cần chú ý, không mặc đồ quá chật, quá bó, không tốt cho trẻ sơ sinh, và khi mặc quấn tã, mặc bỉm cũng phải để hở, quấn tã, bỉm dưới phần cuống rốn. (Các loại bỉm New born hiện nay cũng có thiết kế có phần rãnh rốn rồi, nhưng khi mặc cho trẻ sơ sinh, người lớn cũng cần để ý thêm).

  • Một số bệnh lí về rốn của trẻ sơ sinh thường gặp

    Bên cạnh việc quan tâm đến thời điểm rụng rốn của trẻ sơ sinh, các bạn cũng cần lưu tâm đến những bệnh lí về rốn thường gặp, để có thể bình tĩnh xử trí. Những bệnh lí phổ biến là:

+    Nhiễm trùng rốn

Khi trẻ bị nhiễm trùng rốn, dấu hiệu mà người chăm sóc có thể nhận diện là chân rốn của trẻ bị sưng đỏ, phần da ở vùng bụng có thể sưng theo hoặc không. Ở phần chân rốn sẽ có chảy dịch, có mủ. Trẻ bị nhiễm trùng rốn có thể sốt hoặc là không, có trẻ sẽ quấy khóc và biếng bú.

  Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn

Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng rốn

Nguyên nhân của bệnh này là do bị vi khuẩn xâm nhập. Vì thế, cần phải tuân thủ việc vệ sinh rốn cho trẻ sơ sinh như đã nói ở trên để phòng ngừa. Trong trường hợp trẻ chẳng may mắc bệnh, cần vệ sinh 1-2 lần mỗi ngày, để rốn hở, không băng kín và thường xuyên kiểm tra để vệ sinh, sát khuẩn. Có thể dùng dung dịch Povidine thấm vào tăm bông rồi nhẹ nhàng lau sạch từ trong ra ngoài. Việc vệ sinh, sát khuẩn thực hiện liên tục cho đến khi rốn khô, sạch sẽ. Theo dõi thật kĩ, và có thể đưa trẻ đến bác sĩ khi  cần thiết.

+   Uốn ván rốn

Bệnh uốn ván rốn do vi khuẩn có tên là Clostri diumtetani xâm nhập vào cơ thể, thông qua vết cắt dây rốn. Khi bị uốn ván rốn, trẻ thường sốt cao, khoảng 38 đến 39 độ C, có lúc lên tới 40, 41 độ, vì thế, đi kèm là tình trạng bỏ bú, khóc quấy và nguy hiểm nhất là co giật. Đối với bệnh uốn ván rốn, việc đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế khi nghi ngờ là điều quan trọng, không thể tự chăm sóc ở nhà vì bệnh có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

+    Thoát vị rốn 

Đây là bệnh do vòng rốn không đóng kín sau khi rốn đã rụng. Dấu hiệu khá dễ nhận biết, dân gian thường gọi đây là bệnh lồi rốn vì ở vị trí rốn trẻ có một khối tròn nổi lên. Bệnh không gây đau đớn cho trẻ, cũng không nguy hại gì, chỉ ảnh hưởng đến mặt thẩm mỹ. Thường sau vài năm đầu, khối thịt tròn này sẽ tự tiêu biến.

 Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

Thoát vị rốn ở trẻ sơ sinh

+    Viêm mạch máu rốn 

Khi thành bụng dưới rốn của trẻ bị căng tức, sưng đỏ và dùng tay vuốt từ dưới lên trên thì ở rốn có mủ chảy ra, đó là dấu hiệu của viêm mạch máu rốn. Bệnh rất nguy hiểm, nếu không kịp thời điều trị, vi khuẩn sẽ xâm nhập rộng ra các cơ quan nội tạng dẫn tới nhiễm trùng máu. Vì thế, ngay khi có dấu hiệu và nghi ngờ, phải đưa trẻ tới cơ sở y tế để điều trị.

+    Bệnh u hạt 

Những trẻ sơ sinh rụng rốn chậm, khi cuống rốn đã rụng mà chân rốn vẫn rỉ ra dịch màu vàng. Nếu không kịp thời điều trị, bệnh u hạt kéo dài có thể trở thành nhiễm trùng rốn.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status