https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi: Mẹ cần làm gì?

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi: Mẹ cần làm gì?

Nếu bạn hỏi về quá trình mang thai, sinh đẻ và nuôi con nhỏ, tôi sẽ nói rằng: Đó là thời kì của “1 vạn câu hỏi vì sao”. Với giai đoạn đầu đời của con yêu, câu hỏi “vì sao” được nhiều bà mẹ đặt ra nhất là câu hỏi liên quan đến rốn trẻ sơ sinh. “Vì sao rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi?”, mẹ nào phải hỏi câu này, chắc hẳn rất cần sự chia sẻ của mọi người. Vậy, mời các bà mẹ có con trong độ tuổi sơ sinh cùng đọc bài viết này để tìm hiểu về nguyên nhân và cách xử trí trong trường hợp này nhé!

Nguyên nhân vì sao rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi?

  Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, chảy dịch

 Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, chảy dịch

    Ngay sau khi được sinh ra dây rốn sẽ được cắt đi và kẹp lại, dây rốn vốn là sợi dây kết nối tạo nên nguồn sống cho thai nhi trong bụng mẹ sẽ hết nhiệm vụ của mình, vì từ đây, trẻ sơ sinh sẽ tự bú, tự hô hấp và cả bài tiết, tiểu tiện đại tiện. Thường thì khoảng 1 đến 2 tuần sau, cuống rốn sẽ khô dần rồi rụng, chân rốn khô là hoàn toàn khỏe mạnh. Nhưng, một số trường hợp, cả trước và sau khi cuống rốn rụng, mẹ có thể dễ dàng phát hiện thấy ở rốn trẻ có mùi hôi, có kèm dịch nhầy.

    Nguyên nhân chính là ở chỗ, vết cắt dây rốn tạo thành một vết thương hở. Nếu trong quá trình chăm sóc, vết thương hở này bị vi khuẩn xâm nhập vào thì  đây chính là tác nhân gây ra mùi hôi ở rốn của trẻ sơ sinh. Việc rốn trẻ bị nhiễm khuẩn xuất phát từ việc người chăm sóc chưa chú ý đến khâu vệ sinh rốn trẻ thật đúng cách, thật cẩn thận. Cho nên, việc vệ sinh rốn trẻ sơ sinh vô cùng quan trọng.

Rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi là dấu hiệu bệnh gì?

    Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng nếu có mùi hôi và có ít dịch, nhưng chỉ cần vài lần vệ sinh với dung dịch sát trùng là khô thì bạn không cần lo lắng. Nếu tình trạng kéo dài, đặc biệt là nếu xảy ra khi trẻ chưa rụng rốn thì đó là dấu hiệu của một số bệnh lí về rốn mà chúng ta cần biết để điều trị hiệu quả, tránh chủ quan gây ra hệ lụy khôn lường!

  •     Rốn bị nhiễm khuẩn

 Viêm rốn ở trẻ sơ sinh

Viêm rốn ở trẻ sơ sinh

Rốn bị nhiễm khuẩn thường xảy ra ở trẻ rốn rụng muộn. Khi cuống rốn rụng, lỗ rốn bị ướt và có mùi hôi, sau đó sưng tấy ở quanh lỗ rốn, lỗ rốn thì chảy mủ. Nếu như không kịp thời chăm sóc và điều trị thì có thể bị nhiễm trùng máu rất nguy hiểm.

  •     Rốn bị hoại tử

Đây là sự tiếp nối của việc nhiễm khuẩn, thường xảy ra khi rốn chưa rụng. Khi bị hoại tử, rốn của trẻ sẽ rụng sớm bất thường, lỗ rốn bị sưng đỏ rồi chuyển sang tím tái, bầm, rốn trẻ chảy mủ, dịch nhầy, có khi chảy cả máu. Một khi nghi trẻ bị hoại tử rốn, ngay lập tức người nhà phải đưa trẻ đến bác sĩ ngay, nếu không sẽ nguy đến tính mạng của trẻ.

  •     Viêm rốn

Nếu như rốn trẻ có mùi hôi, chảy mủ màu vàng, có thể khiến trẻ sốt nhẹ và quấy khóc thì đó là trẻ bị viêm rốn. Mẹ có thể tự chăm sóc ở nhà bằng việc vệ sinh, nặn mủ, dùng sát trùng… hàng ngày, nhưng nếu tình trạng nặng thêm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Cách phòng ngừa tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi

    Đa số các trường hợp rốn trẻ sơ sinh phát sinh vấn đề như chảy mủ, chảy nước, có mùi, sưng tấy… đều xuất phát từ việc vệ sinh và chăm sóc rốn chưa đúng cách, chưa khoa học  Để phòng ngừa tình trạng nhiễm khuẩn, chúng ta cần tuân thủ nguyên tắc khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh như sau: 

-    Để rốn trẻ khô và tự rụng một cách tự nhiên, không cố ý giật cuống rốn của trẻ.

-    Rửa tay sạch sẽ, đảm bảo vô trùng trước khi chăm sóc  vùng rốn cho trẻ

-    Luôn giữ cho vùng rốn của trẻ sạch sẽ, bằng cách lau rốn cho trẻ với bông vô trùng, thấm nước muối sinh lí hoặc cồn i-ốt hàng ngày.

-    Chú ý không để phân, nước tiểu của trẻ vấy bẩn vùng rốn.

-    Khi tắm cho trẻ sơ sinh, không nên dùng nước lã, nên dùng nước đun sôi để nguội. Tránh để vùng rốn của trẻ ngập trong nước tắm.

-    Sau khi tắm, rửa cho trẻ, cần dùng tăm bông nhẹ nhàng thấm khô vùng rốn, cuống rốn, sau đó, để vùng rốn thông thoáng, không nên băng kín hoặc mặc quần áo, bỉm quá chật và che vùng rốn. 

 Vệ sinh rốn đúng cách

Vệ sinh rốn đúng cách

-    Không tự ý dùng kháng sinh hoặc bất cứ loại thuốc nào để bôi lên vùng rốn. Khi có dấu hiệu bất thường, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Trong trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị chảy mủ, chảy nước… hoặc có bất thường gì, chúng ta nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có được sự tư vấn chính xác và có phương án điều trị tốt nhất hạn chế biến chứng nguy hiểm.

Có thể nói, việc chăm sóc rốn trẻ sơ sinh là việc quan trọng nhất trong những ngày đầu bé mới chào đời. Tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi, chảy nước, chảy dịch… sẽ không xảy ra, khi mẹ và người thân của các bé biết cách chăm sóc đúng cách, không tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập. 

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46