https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Trẻ sơ sinh hay bị trớ - Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ sơ sinh hay bị trớ - Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ có thể do hệ tiêu hóa còn non kém hoặc do bé mắc phải một số bệnh lý liên quan tới đường ruột. Khi gặp tình trạng này cha mẹ cần áp dụng ngay các biện pháp như chia nhỏ khẩu phần ăn, bổ sung canxi cho bé… sẽ thấy hiệu quả. 

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nôn trớ 

Trẻ sơ sinh hay nôn trớ có rất nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là xuất phát từ hai nguyên nhân chính. Thứ nhất là do sinh lý, có nghĩa là khi trẻ được khoảng 1 đến 2 tháng tuổi, hệ thống tiêu hóa còn non kém , các van trong dạ dày hoạt động chưa thực sự hiệu quả. Vì vậy khi bú trẻ sẽ có hiện tượng nuốt hơi theo. Từ đó gây ra cảm giác đầy hơi và rất dễ bị nôn trớ. 

 Trẻ sơ sinh hay nôn trớ có rất nhiều nguyên nhân

Trẻ sơ sinh hay nôn trớ có rất nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân thứ hai là do trẻ mắc phải các bệnh lý như bị hẹp tá tràng, hẹp thực quản, tắc ruột, Trong những trường hợp này mẹ không nên chủ quan mà cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế để xử lý kịp thời. 

Ngoài ra một yếu tố bệnh lý khác cũng rất nguy hiểm mà các mẹ nên để ý đó là nôn trớ do hẹp môn vị. Đây là một bệnh lý rất khó gặp đặc biệt là với trẻ sơ sinh trên 3 tháng tuổi. Bởi đó là tình trạng các thức ăn khi đi vào dạ dày của trẻ sẽ bị ngăn chặn lại không thể đi vào ruột non. Tuy nhiên chứng bệnh này thường chỉ xuất hiện ở trẻ khoảng 1 tháng tuổi.

2. Cách khắc phục hiện tượng nôn trớ cho bé  

  • Chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ 

Thông thường ở trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa còn kém. Vì thế không thể tiêu hao một lượng lớn thức ăn trong thời gian ngắn. Cho nên để tránh hiện tượng phun trào tốt nhất các mẹ hãy cho bé bú làm nhiều lần, mỗi lần một lượng nhỏ. Từ đó sẽ giúp bé tiêu hóa nhanh và dễ dàng hơn. 

  • Không để bé nằm ngay sau khi bú

   Không để bé nằm ngay sau khi bú sẽ dễ bị nôn trớ

  Không để bé nằm ngay sau khi bú sẽ dễ bị nôn trớ

Khi đang bú trẻ sơ sinh rất dễ nuốt hơi vào trong nếu mẹ cho bé nằm ngay lúc này sẽ làm cho bé rất dễ bị nôn trớ. Vì vậy sau khi cho bé ăn xong mẹ nên bế bé một lúc để thức ăn được tiêu hóa bớt. Ngoài ra tốt nhất mẹ hãy làm cách nào đó cho bé ợ hơi để giải thoát bớt khí thừa, tránh làm đầy bụng, khó tiêu. 

  • Cho bé bú đúng cách 

Việc nôn trớ ở trẻ sơ sinh còn do chính mẹ không biết cho con bú đúng cách. Tức là nếu lượng sữa cho bé nhiều hơn lượng sữa bé có thể nuốt vào sẽ khiến cho thực phẩm trong dạ dày bị trào ra. Vậy nên để tránh tình trạng này, mẹ chỉ nên cho bé bú từ từ, không nên bú quá no sẽ ảnh hưởng đến sự tiêu hóa. Khi bú nên giữ cho bình nghiêng một góc 45 độ để sữa luôn ngập cổ bình nhằm làm cho các khí trong bình không len lỏi vào trong dạ dày của bé. 

  • Cho bé ngủ đúng tư thế 

Một Tư thế ngủ không đúng cũng sẽ làm trẻ sơ sinh hay bị trớ. Vậy nên để cải thiện đáng kể tình trạng trào ngược khi nằm mẹ nên kê đầu của bé cao một góc khoảng 30 độ. 

  • Bổ sung canxi cho bé 

Đôi lúc bé vặn mình khó ngủ rồi nôn trớ đó cũng chính là do thiếu canxi. Vì vậy lúc này việc mẹ cần làm trước tiên là bổ sung đầy đủ canxi cho trẻ để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn về thể chất, có như vậy trẻ mới khắc phục đáng kể hiện tượng nôn trớ. 

3. Cần đưa trẻ đi khám bác sĩ khi nào?

Thông thường khi bé càng lớn thì tình trạng nôn trớ sẽ giảm. Nhưng nếu việc nôn trớ càng tăng theo tháng tuổi mẹ cần đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ bởi lúc này rất có thể bé đang gặp tình trạng bệnh lý nào đó về chức năng của dạ dày. Ngoài ra nếu bạn cảm thấy trẻ có một số biểu hiện như nôn trớ kèm theo đau bụng quằn quại, trướng bụng đầy hơi, lơ mơ, co giật, ít đi tiểu. Hơn nữa nếu trong một ngày số lần trẻ bị nôn trớ khá nhiều cần đưa ngay trẻ đi khám bác sĩ. 

Như vậy tình trạng trẻ sơ sinh hay bị trớ hoàn toàn bình thường, mẹ không nên lo lắng quá thay vào đó mẹ hãy áp dụng ngay các gợi ý trên để bé nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46