https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều có sao không?

Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều có tốt không? Các bác sĩ cho biết nếu trẻ xì hơi trên 10 lần trong ngày và đi kèm theo một số biểu hiện khác như đầy bụng, nôn trớ thì rất có thể hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp phải một vấn đề nào đó. 

 Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều có tốt không?

Trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều có tốt không?

    Trẻ sơ sinh hay đánh rắm nhiều có tốt không?

Đánh rắm hay xì hơi ở trẻ sơ sinh là biểu hiện của sự lên tiếng trong hệ tiêu hóa. Để biết trẻ  sơ sinh đánh rắm là bình thường hay bất thường thì bố mẹ nên đếm số lần đánh rắm của bé trong một ngày là bao nhiêu lần và mỗi lần xì hơi em bé có những biểu hiện khác hay không. 

Nếu bé sơ sinh đánh rắm ít hơn 10 lần trong ngày thì bạn đừng lo lắng vì hệ tiêu hóa của bé hoàn toàn khỏe mạnh. Ngược lại, nếu trẻ xì hơi trên 10 lần trong ngày và đi kèm theo một số biểu hiện khác như đầy bụng, nôn trớ thì rất có thể hệ tiêu hóa của trẻ đang gặp phải một vấn đề nào đó. 

Đây là một số dấu hiệu khác cho thấy em bé của bạn có quá nhiều lượng khí cần phải giải phóng:

+ Ưỡn người, khóc thét khi bế ngửa.

+ Chướng bụng, cứng bụng.

+ Ợ quá nhiều.

+ Khóc không ngừng và ấn vào bụng thấy cứng.

•    Nguyên nhân làm trẻ xì hơi thường xuyên

Việc trẻ sơ sinh đánh rắm thường xuyên thường do nhiều nguyên nhân gây ra, những nguyên nhân này liên quan đến chế độ ăn uống cũng như sự phát triển trong hệ tiêu hóa của bé.

 Một số nguyên nhân làm trẻ thường xuyên xì hơi

Một số nguyên nhân làm trẻ thường xuyên xì hơi

+ Sự tăng trưởng đều đặn

Vì trẻ sơ sinh ăn khá thường xuyên, hệ thống tiêu hóa của chúng hoạt động suốt ngày đêm. Thêm vào đó, trẻ tăng cân với tốc độ nhanh chóng chính xác là khoảng 140 đến 200 gram mỗi tuần và khi bụng của trẻ phát triển, sự thèm ăn của chúng cũng tăng lên. Việc tăng trưởng đều đặn đó là một trong những nguyên nhân làm trẻ đánh rắm thường xuyên.

+ Mất cân bằng vi khuẩn trong cơ thể

Em bé được sinh ra với đường ruột hoàn toàn sạch sẽ, có nghĩa là chúng không sở hữu men vi sinh. Các lợi khuẩn này giúp xử lý các chất dinh dưỡng trong thực phẩm và bổ sung các enzyme tiêu hóa do đó trẻ sơ sinh phải mất vài tháng để tiêu hóa sữa mẹ đúng cách dẫn đến việc đánh rắm quá nhiều. 

Khi em bé có được những lợi khuẩn tốt thông qua nguồn thức ăn và nguồn sữa, việc xì hơi quá mức sẽ dừng lại.

+ Sự phát triển của hệ tiêu hóa

Hệ tiêu hóa của bé sơ sinh còn rất non nớt và đang trong quá trình phát triển, vì vậy khi bé bú mẹ hoặc bắt đầu ăn những thức ăn rắn thì hệ tiêu hóa của bé không tiêu hóa thức ăn một cách hoàn hảo như người lớn. 

Kết quả là khí bị mắc kẹt trong ruột, đây chính là lý do tại sao em bé của bạn xì hơi rất nhiều. Bạn có thể yên tâm vì tình trạng này sẽ không xảy ra nữa khi bé lớn lên và hệ tiêu hóa của bé trưởng thành hơn.

+ Tư thế cho con bú không đúng hoặc sai kỹ thuật khi cho con bú

Cho con bú bình khi bé còn quá nhỏ có thể không tốt cho bé vì chúng sẽ nuốt quá nhiều không khí nếu gặp khó khăn trong việc theo kịp lượng sữa cung cấp quá nhiều dẫn đến hiện tượng đánh rắm quá nhiều.

+ Chế độ ăn của mẹ và bé

Khi bạn cho bé bú, tất cả các chất dinh dưỡng mà bạn tiêu thụ sẽ tự động truyền sang cho bé. Nếu bạn thích ăn tỏi, trứng, măng tây, đậu, khoai tây, gạo, bánh mì và các thực phẩm giàu tinh bột khác thì những thứ này có thể khiến em bé của bạn xì hơi nhiều, và nếu bạn ăn các loại thực phẩm có ga như thực phẩm họ cam quýt, trẻ sơ sinh của bạn có thể bị đầy hơi. 

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh trong thời gian đầu chỉ quen với sữa. Một thời gian sau khi cha mẹ bắt đầu cho bé ăn những loại thức ăn rắn khác điều đó sẽ yêu cầu hệ tiêu hóa của bé hoạt động nhiều hơn và dẫn đến việc giải phóng khí sau khi cho ăn.

+ Bé đang sử dụng thuốc

Nếu em bé của bạn đang dùng thuốc, điều này cũng có thể gây ra xì hơi quá mức vì kháng sinh ảnh hưởng đến hệ vi sinh trong ruột của bé. Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, bạn cũng có thể làm ảnh hưởng đến bé bằng cách cho con bú. 

•    Làm gì khi bé sơ sinh đánh rắm nhiều?

+ Thực hiện một số động tác vận động cho bé

Nhẹ nhàng xoa bụng bé của bạn theo chiều kim đồng hồ và di chuyển chân bé theo chuyển động đạp xe sau đó bạn có thể xoa nhẹ và vỗ lưng để đẩy bớt khí ra khỏi cơ thể của bé.

 Động tác đạp xe

Động tác đạp xe

+ Kiểm tra núm vú nhân tạo và thay đổi tư thế khi cho con bú

Hãy thử kiểm tra núm vú nhân tạo để lượng sữa chảy ra không quá nhanh hoặc quá chậm. Sử dụng núm vú có kích thước phù hợp với tháng tuổi sẽ giúp bé tránh bị đầy hơi do nuốt phải khí nhiều. Sẽ tốt hơn khi bạn cho bé bú bình và đặt bé theo độ dốc khoảng 30 độ để điều chỉnh dòng sữa vào miệng bé mà không nuốt quá nhiều không khí. Sau khi cho bé ăn, đừng quên thực hiện thao tác vỗ ợ hơi cho bé. 

Nếu bạn đang cho con bú sữa mẹ, hãy thử đổi bên thường xuyên. Bạn cũng có thể thử các tư thế khác nhau, nơi bạn có thể thoải mái khi cho con bú. Chỉ cần đảm bảo đặt đầu bé của bạn cao hơn bụng của bé.

+ Kiểm tra lại thực đơn của bé

Bạn cần cẩn thận trong việc chọn thức ăn mà bạn đang cho bé ăn. Có những thực phẩm khó tiêu hóa hơn và được biết là nguyên nhân gây ra nhiều khí. 

Nếu bạn quá lo lắng, hãy thay đổi chế độ ăn uống và ngừng ăn những thực phẩm này trong ít nhất 3 ngày và xem liệu nó có làm thay đổi hiện tượng đánh rắm nhiều ở bé không.

Qua bài viết trên đây hi vọng các bạn có thể hiểu về những nguyên nhân và những cách làm giảm tình trạng trẻ sơ sinh đánh rắm nhiều. Chúc bạn và con luôn khỏe mạnh nhé!

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46