https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Trẻ sơ sinh bị đi ngoài bất thường: táo bón và tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài bất thường: táo bón và tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài bất thường là hiện tượng hầu như bé nào cũng gặp trong quá trình phát triển của mình, nhưng mẹ cũng không nên chủ quan vì nếu kéo dài sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe của bé. Vì vậy, bài viết dưới đây sẽ đưa ra những cách giúp mẹ có thể hạn chế tình trạng này qua hai triệu chứng phổ biến nhất là táo bón và tiêu chảy. 

 Trẻ sơ sinh bị đi ngoài bất thường

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài bất thường

Làm thế nào để biết trẻ bị đi ngoài bất thường?

Thói quen đi cầu của trẻ em có nhiều khác biệt: có trẻ đi cầu một hai lần mỗi ngày, trẻ khác thì hai, ba ngày mới đi một lần. Nếu con bạn có thói quen đi cầu kiểu nào thì đó cũng được xem là điều hoàn toàn bình thường, bạn chẳng nên can thiệp vào làm gì. 

Nhưng nếu phân của bé có dấu hiệu bất thường như phân lỏng hoặc có màu sắc lạ kết hợp với các triệu chứng như đau bụng, quấy khóc, biếng ăn, mất ngủ thì đó là vấn đề cần quan tâm. 

1.    Bé sơ sinh bị đi ngoài bất thường do táo bón 

•    Dấu hiệu của táo bón

Khi con bạn bị táo bón, bé khó hoặc ít đi cầu hơn bình thường và phân của bé cũng sẽ rắn và cứng hơn bình thường. Tuy nhiên tần suất đi ngoài có thể chưa phải là dấu hiệu duy nhất và tốt nhất để chẩn đoán bé bị táo bón. Khi bé đi ngoài kèm theo rặn đỏ bừng mặt, tỏ vẻ đau đớn thậm chí khóc là dấu hiệu của táo bón. 

Thực tế các bé sẽ rất dễ bị táo bón khi tập ngồi, tập bò và trước khi biết đi, con bạn sẽ khó có thể đi ngoài hoặc đi ra phân tròn, nhỏ và thời gian mỗi lần đi ngoài của bé thường cách nhau khá lâu. 

 Táo bón ở trẻ sơ sinh

Táo bón ở trẻ sơ sinh

•    Làm gì để giảm tình trạng bé bị táo bón và quấy khóc khi đi ngoài? 

-    Không nên cho con uống thuốc nhuận tràng vì thuốc này sẽ ảnh hưởng tới hoạt động tiêu hóa của bé trong khi hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện.

-    Hạn chế cho trẻ ăn những sản phẩm chứa nhiều đường và cũng đừng nên thêm đường vào sữa của bé.  

-    Cho trẻ uống thật nhiều nước để cung cấp đủ chất khoáng làm giảm bớt lượng nhiệt cơ thể vào những ngày nóng bức. 

 Cung cấp đủ lượng nước cho bé

Cung cấp đủ lượng nước cho bé

-    Cho bé uống nước ép trái cây. Cho bé ăn một lượng nước nhỏ hoặc mỗi ngày một ít nước ép táo, mận hoặc nước ép lê ngoài việc cho ăn thông thường. Các loại nước ép này có chứa sorbitol, một chất làm ngọt có tác dụng như thuốc nhuận tràng. Hãy thử bắt đầu từ khoảng 60 đến 120 ml và thử nghiệm để xác định xem em bé của bạn cần nhiều hay ít.

-    Nếu bé đã ăn được thức ăn đặc, hãy thử đậu Hà Lan hoặc mận xay nhuyễn, có chứa nhiều chất xơ hơn các loại trái cây và rau quả khác cũng như cho bé ăn những sản phẩm ngũ cốc bằng bột nguyên cám. 

Hiếm khi táo bón ở trẻ sơ sinh là do tình trạng tiềm ẩn, chẳng hạn như bệnh Hirschsprung, suy giáp hoặc xơ nang, không dung nạp gluten ở ruột, bất thường tuỷ sống, rối loạn nội tiết tố gây bất thường về nồng độ canxi…. Nếu táo bón ở trẻ sơ sinh vẫn tồn tại mặc dù có thay đổi chế độ ăn uống hoặc kèm theo các dấu hiệu hoặc triệu chứng khác chẳng hạn như nôn hãy liên hệ với bác sĩ ngay.

2.    Trẻ sơ sinh bị đi ngoài bất thường do tiêu chảy

•    Dấu hiệu của tiêu chảy

Tiêu chảy là hiện tượng trẻ sơ sinh đi ngoài nhiều lần hơn mức bình thường và phân có dạng lỏng, nhiều nước. Nguyên nhân có thể là do thực phẩm bé hấp thụ không an toàn vệ sinh hoặc không hợp với cơ địa của bé, do chế độ dinh dưỡng của mẹ nếu bé đang bú sữa mẹ hoặc thức ăn chứa lượng chất xơ cao hơn mức bình thường bé vẫn hay ăn. 

•    Bạn có thể làm gì được cho trẻ?

-    Cho trẻ uống nhiều nước vì trẻ đã mất một lượng nước lớn khi đi ngoài do tiêu chảy. Có thể sử dụng Glucose sau khi hỏi ý kiến bác sĩ nếu trẻ bị mất quá nhiều nước. Dấu hiệu mất nước bao gồm:

                     + Khô miệng hoặc không có nước mắt khi khóc.

                     + Đi tiểu ít hoặc ít tã ướt.

                     + Luôn trong trạng thái buồn ngủ hoặc chóng mặt, chậm chạp. 

                     + Da không đàn hồi

Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

Làm gì khi trẻ bị tiêu chảy?

-    Hãy chắc chắn tay của trẻ luôn được giữ sạch sẽ, đặc biệt sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn. Rửa tay là cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm vi khuẩn có thể truyền từ người này sang người khác. Bàn tay bẩn mang vi trùng vào cơ thể khi trẻ cắn móng tay, mút ngón tay cái, ăn bằng ngón tay hoặc đặt bất kỳ phần nào của bàn tay vào miệng.

-    Giữ cho bề mặt phòng tắm như bồn rửa và nhà vệ sinh sạch sẽ.

-    Rửa trái cây và rau quả thật sạch trước khi cho trẻ ăn.

-    Làm sạch quầy bếp và dụng cụ nấu ăn sau khi chúng tiếp xúc với thịt sống, đặc biệt là thịt gia cầm và hãy làm lạnh thịt càng sớm càng tốt sau khi mang chúng từ cửa hàng về nhà, nấu cho đến khi chúng không còn màu hồng. 

-    Giữ cho khu vực nuôi thú cưng tách biệt với khu vực ăn uống của gia đình.

Nếu tình trạng này ngày càng trầm trọng hơn và có những biểu hiện như dưới đây hãy ngay lập tức đưa bé đến bác sĩ: 

+ Tiêu chảy nhiều lần trong ngày hoặc kéo dài hơn 3 ngày.

+ Nôn nhiều lần và không thể hoặc không uống nước.

+ Đau bụng dữ dội. 

+ Tiêu chảy có máu. 

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về hai tình trạng đi ngoài bất thường ở trẻ sơ sinh là tiêu chảy và táo bón. Hi vọng qua bài viết này bố mẹ sẽ có thêm nhiều kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe cho con nhé.

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status