https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Trẻ sơ sinh bị đau bụng: dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử trí

Trẻ sơ sinh bị đau bụng: dấu hiệu, nguyên nhân, cách xử trí

Nếu em bé của bạn khóc liên tục vào mỗi tối thì điều đó có đáng lưu ý không? Điều gì làm con bạn khóc nhiều như vậy? Theo kinh nghiệm của các bác sĩ rất có thể trẻ sơ sinh đang bị đau bụng. Để chắc chắn hơn, cha mẹ hãy dựa vào những thông tin trong bài viết dưới đây.

 Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau bụng?

Phải làm gì khi trẻ sơ sinh bị đau bụng?

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị đau bụng

Rất khó để nhận biết dấu hiệu đau bụng ở trẻ sơ sinh, điều này mang tính chủ quan nhất định và việc em bé khóc nhiều hay ít phụ thuộc vào cách bố mẹ cảm nhận. Nhưng các bác sĩ nhi khoa thường sử dụng một quy tắc để xác định triệu chứng đau bụng: 

+ Những cơn khóc bắt đầu khi bé khoảng 3 tuần tuổi (thường là vào cuối ngày, mặc dù chúng có thể xảy ra bất cứ lúc nào).

+ Trẻ khóc hơn ba giờ mỗi ngày và hơn ba ngày một tuần, trong hơn ba tuần liên tiếp. 

+ Đau bụng thường lên đến đỉnh điểm khi trẻ được 6 đến 8 tuần và giảm dần sau 3 đến 4 tháng.

Bé của bạn cũng có thể nhăn mặt, siết chặt cơ thể, cong lưng, co chân lên và khóc thét khi cơn đau trở lên dữ dội. Thêm vào đó da mặt đổi màu, chẳng hạn như đỏ mặt hoặc da nhạt hơn quanh miệng cũng có thể là dấu hiệu của chứng đau bụng. Bên cạnh đó, bé có thể ợ to sau khi được hỗ trợ bằng phương pháp vỗ ợ. Nhưng dấu hiệu này không phải lúc nào cũng xác định chắc chắn rằng con bạn bị đau bụng. 

Nguyên nhân làm cho trẻ sơ sinh đau bụng

Điều gì gây ra đau bụng, tại sao một số em bé bị đau còn những người khác thì không vẫn còn là một bí ẩn. Một số bác sĩ xem nó như một giai đoạn phát triển tự nhiên mà em bé có thể trải qua khi chúng thích nghi với cuộc sống khác hoàn toàn như bên trong bụng mẹ. Những người khác lại cho rằng đó là sự mất cân bằng của vi khuẩn trong ruột.  

Các bác sĩ đã thực hiện một số nghiên cứu và chỉ ra những lí do phổ biến sau:

+ Hệ thống tiêu hóa không được phát triển đầy đủ.

+ Mất cân bằng vi khuẩn lành tính trong đường tiêu hóa.

+ Dị ứng thực phẩm hoặc không thể dung nạp một loại thức ăn nào đó.

+ Cho trẻ sơ sinh ăn quá nhiều hoặc trẻ bị thiếu ăn. 

+ Trẻ bị đầy hơi.

 Nguyên nhân nào gây ra chứng đau bụng?

Nguyên nhân nào gây ra chứng đau bụng?

Nhiều bé bị đau bụng lặp đi lặp lại nhiều lần, điều đó làm bố mẹ cảm thấy bất an. Miễn là chứng đau của con bạn không nghiêm trọng và chỉ kéo dài 1-2 tiếng thôi, hãy thực hiện một số biện pháp để giúp trẻ giảm bớt cơn đau. Từng chập đau bụng nghiêm trọng, cứ cách khoảng 15 đến 20 phút lại đau, ở một em bé hay một bé chập chững biết đi, rất có thể có nghĩa là ruột cháu bị tắc. 

Cách chữa đau bụng cho trẻ sơ sinh

Hiện nay không có biện pháp hay cách điều trị cụ thể nào làm cho cơn đau bụng ở trẻ sơ sinh biến mất. Nhưng có nhiều cách để làm cơn đau giảm bớt và hạn chế tình trạng đau bụng.

-    Để làm giảm những cơn đau này, hãy đảm bảo bé mặc đồ đủ ấm, có thể cuộn bé trong chăn nhỏ, bế bé trên tay và bật tiếng ồn trắng với âm lượng vừa đủ để bé dù đang khóc vẫn có thể cảm nhận được âm thanh của mẹ, hoặc cho bé ngậm ti giả để bé cảm thấy dễ chịu hơn.  

-    Trấn an trẻ đang bị đau bụng bằng cách dành cho trẻ những cử chỉ ôm ấp và quan tâm đặc biệt.

 Một số cách làm giảm cơn đau bụng ở trẻ

Một số cách làm giảm cơn đau bụng ở trẻ

>> Xem thêm:  Chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa như thế nào cho hiệu quả?

-    Hãy đặt vào miệng bé núm vú nhựa vì bé sẽ muốn có thứ gì đó để mút, hoặc nếu lúc này bạn đang cho bé ăn, hãy để cho bé ngậm núm vú của bạn. 

-    Đầy hơi cũng có thể được xem là một trong những nguyên nhân gây ra chứng đau bụng. Nếu bạn cảm thấy bụng bé bị trướng, đó là dấu hiệu của việc đang có những bóng khí bên trong. Lúc này hãy nâng chân bé lên để đầu gối chạm đến gần ngực bé trong khoảng 1 phút.

-    Đặt em bé của bạn trong một chiếc ghế xoay hoặc rung. Các chuyển động này có thể xoa dịu cơn đau của bé.

-    Bật nhạc hoặc tạo ra những âm thanh như tiếng nước chảy bởi vì một số trẻ sơ sinh có thể được làm dịu cơn đau bụng bằng một tiếng động liên tục, bé của bạn có thể phản ứng với âm thanh đó và quên đi cơn đau của mình. Tương tự như vậy bạn có thể cho em bé của bạn nằm trong một phòng có mấy sấy quần áo hoặc máy hút bụi đang chạy.

-    Chú ý thay đổi bình sữa với núm ti có kích thước phù hợp khi cho bé bú kết hợp với việc vuốt lưng cho bé bị ợ hơi tránh triệu chứng đầy hơi, trướng bụng.

-    Chắc chắn rằng trẻ không bị dị ứng với protein trong sữa vì điều này có thể làm trẻ bị đau bụng. Hãy thử trao đổi với các bác sĩ để đảm bảo rằng sữa của mình an toàn và tốt cho bé.

 Khi nào bé đau bụng cần đưa đi bác sĩ?

Khi nào bé đau bụng cần đưa đi bác sĩ?

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Hãy đưa trẻ đến bệnh viện hay các cơ sở y tế nếu thấy bé có các dấu hiệu sau đây:

+ Em bé của bạn có sốt khoảng 38 độ C hoặc cao hơn, khóc hơn 2 giờ mỗi lần và không thể nguôi ngoai, hét lên vì đau và mặt mũi tái dần đi.

+ Đau bụng kèm đi tiêu ra phân đỏ sậm, hoặc phân giống như mứt dâu, hoặc tiêu chảy kéo dài.

+ Bị đau bụng hoặc nôn mửa liên tục trong nhiều giờ, ít tỉnh táo hơn bình thường. 

+ Thường xuyên bị đau bụng trong nhiều ngày liền. 

Trên đây là bài viết tổng quát về chứng đau bụng ở trẻ sơ sinh. Sau khi cùng nhau tìm hiểu về dấu hiệu, nguyên nhân, cách chữa trị hi vọng các mẹ sẽ có thêm nhiều kiến thức và áp dụng những kiến thức này để giúp ích cho bé nhé!

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46