https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ (hay còn gọi là bệnh đái tháo đường thai kỳ) là căn bệnh phổ biến mà rất nhiều mẹ gặp phải khi mang thai hiện nay. Bệnh lý này vô cùng nguy hiểm, nó có thể ảnh hưởng tới cả mẹ lẫn thai nhi nếu không được chăm sóc tốt. 

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ là tình trạng lượng đường trong máu của thai phụ cao hơn so với mức bình thường. Tiểu đường thai kỳ thường xảy ra ở phụ nữ mang thai từ tuần thứ 24 – 28. Bệnh nếu không được phát hiện sớm và chữa kịp thời sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ và con. Do vậy các mẹ bầu thường được khuyên nên đi khám thai định kỳ cũng như kiểm tra đường huyết thường xuyên.

 Tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm tới cả mẹ lẫn thai nhi.

Tiểu đường thai kỳ gây nguy hiểm tới cả mẹ lẫn thai nhi.

Nguyên nhân gây ra tiểu đường thai kỳ

Nguyên nhân chính khiến chị em mắc tiểu đường khi đang mang thai là do tuyến tụy không sản xuất đủ hàm lượng nội tiết tố insulin cần thiết để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Hoặc có thể do insulin giảm tác động lên cơ thể hay cơ thể của người mẹ  không chuyển hóa tốt insulin nên mới dẫn tới bệnh.

Bạn nên biết rằng bình thường tuyến tụy tạng sẽ có nhiệm vụ sản xuất ra các chất insulin để giúp điều hòa đường trong máu. Tuy nhiên trong quá trình mang thai thai phụ dễ bị rối loạn hormone nên mới gây rối loạn sản xuất insulin này. Lúc này tuyến tụy tạng cần phải làm việc nhiều hơn, sản xuất nhiều insulin hơn, thậm chí có khi gấp 2 lần dẫn đến hiện tượng đề kháng insulin.

Một khi tuyến tụy tạng không thể đảm bảo sản xuất đầy đủ lượng insulin cần thiết cho cơ thể thì lập tức lượng đường máu sẽ tăng cao, là lý do dẫn tới tình trạng đái tháo đường thai kỳ. Nhất là với người thừa cân và béo phì thì càng có nguy cơ mắc bệnh cao.

Tiểu đường không chỉ xảy ra ở trong thai kỳ mà còn xảy ra ngay cả sau khi sinh con. Bệnh tiểu đường thai kỳ sau sinh xảy ra chủ yếu là do chị em lạm dụng đường quá mức, ăn nhiều đồ tinh bột, uống nhiều đồ ngọt khi mang thai nên đã gây ra rối loạn chuyển hóa đường và làm gan bị quá tải dẫn tới hiện tượng đái tháo đường.

Những đối tượng dễ mắc tiểu đường thai kỳ

- Những chị em mang thai khi đã ngoài 30 tuổi sẽ dễ mắc bệnh hơn người dưới 30 tuổi

- Trong gia đình thai phụ mà từng có người mắc bệnh đái tháo đường típ 2 thì sẽ dễ bị

- Những ngời thừa cân, béo phì và tăng cân quá mức khi mang thai cũng dễ bị bệnh

- Nếu lần đầu tiên bạn mang thai mà bị tiểu đường thai kỳ thì chắc chắn lần sau sẽ bị

- Ngoài ra những chị em mà gặp phải tình trạng trước sinh một bé trên 4kg hoặc đã từng có một thai chết lưu không rõ nguyên

nhân thì nguy cơ bị tiểu đường cũng cao hơn.

Dấu hiệu nhận biết tiểu đường thai kỳ

Các chuyên gia cho rằng tiểu đường thai kỳ thường diễn ra một cách âm thầm, các mẹ rất khó để nhận biết và bạn chỉ có thể biết mình có bị bệnh hay không cho tới khi bạn đi khám thai định kỳ, làm xét nghiệm tiểu đường thai kỳ. Tuy nhiên nếu các mẹ nhận thấy bản thân mà có các biểu hiện sau thì rất có thể đang bị tiểu đường thai kỳ.

  Người bị tiểu đường thai kỳ thường khát nước và đi tiểu nhiều.

Người bị tiểu đường thai kỳ thường khát nước và đi tiểu nhiều.

- Lúc nào cũng thấy khát nước, thậm chí có khi lúc nửa đêm cũng tỉnh dậy uống nước

- Thường xuyên đi tiểu nhiều lần và lượng nước tiểu nhiều so với thai phụ khác.

- Quan sát nước tiểu sau khi tiểu xong thường có nhiều kiến bu vào

- Vùng kín thường bị nấm men, thấy ngứa ngáy và khó chịu, dùng thuốc cũng không đỡ

- Đột ngột bị sụt cân không rõ nguyên nhân dù ăn uống vẫn tốt

- Trên cơ thể xuất hiện các vết trầy xước và vết thương nhưng lại rất khó lành

- Cơ thể lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu năng lượng, kiệt sức.

Cách chăm sóc người bị tiểu đường thai kỳ

Để tránh xảy ra các biến chứng, điều quan trọng lúc này các mẹ cần làm là thay đổi chế độ ăn uống sao cho hợp lý, cải thiện tình trạng bệnh. Cụ thể:

- Tăng cường bổ sung chất xơ như rau xanh, củ quả, ngũ cốc nguyên hạt, đảm bảo 14g cho 1.000 calo tiêu thụ để hạ đường trong máu.

 Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ.

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn nhiều rau xanh, chất xơ.

- Cần giảm tiêu thụ các thực phẩm giàu tinh bột thấp nhất như cơm, đồ nếp…

- Hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo bão hoà

- Uống sữa bầu dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

- Uống nhiều nước lọc hơn mỗi ngày, ít nhất 6-8 ly

- Nên ăn gạo lứt thay vì gạo trắng. Theo nghiên cứu chỉ số đường huyết của gạo lứt ở mức trung bình, bổ sung dinh dưỡng nên tốt với chị em mang bầu.

- Ăn bữa sáng đầy đủ để giúp ổn định đường huyết. 

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46