https://www.high-endrolex.com/46 https://www.high-endrolex.com/46 Thời điểm thai 32 tuần tuổi bé sẽ thay đổi như thế nào?

Thời điểm thai 32 tuần tuổi bé sẽ thay đổi như thế nào?

Mẹ có biết thai 32 tuần tuổi cũng là lúc mẹ đã bước sang tháng thứ 8 của thai kỳ. Lúc này bé đã phát triển mạnh cả về kích thước lẫn cân nặng, bé chiếm nhiều chỗ hơn ở trong bụng mẹ nên sẽ có rất nhiều thứ thay đổi theo.

Những thay đổi và hoàn thiện của thai 32 tuần tuổi

Trong tuần này nhìn bé yêu đã tương tương với một quả bí ngô vàng mẹ nhé. Lúc này Cân nặng của bé tầm khoảng 1,8kg và có chiều dài từ chân tới đầu tầm hơn 43cm. Đặc biệt da bé sẽ không còn nhăn nheo nữa mà trở nên đầy hơn, khung xương cũng cứng cáp hơn… Với trọng lượng như này thì bé chiếm khá nhiều diện tích ở trong tử cung của mẹ.

Ở giai đoạn này đó là xương trên hộp sọ của bé tuy chưa chụm vào nhau nhưng lại có thể dịch chuyển và chồng lên nhau. Như vậy sẽ giúp cho em bé dễ dàng chui lọt được qua đường sinh của mẹ khi chào đời. Bởi vì áp lực tác động lên đầu của trẻ trong quá trình sinh cực kỳ lớn, nó lớn đến độ khiến nhiều bé sinh ra có chóp đầu nhọn.

 Thai nhi 32 tuần tuổi đã gần như hoàn thiện não bộ, biết bộc lộ cảm xúc.

Thai nhi 32 tuần tuổi đã gần như hoàn thiện não bộ, biết bộc lộ cảm xúc.

Đồng thời khi thai 32 tuần tuổi, lượng nước ối xung quanh bé sẽ giảm dần nhằm giúp thai nhi có thể dễ di chuyển xuống dưới đáy tử cung. Bé cũng sẽ không còn nằm lơ lửng giống như trước nữa mà di chuyển dần xuống để chuẩn bị cho sự chào đời.

Về cơ bản bộ não của bé ở tuần 32 đã gần hoàn thiện, do vậy mà các biểu hiện khuôn mặt và cảm xúc của con cũng trở nên đa dạng hơn. Ví dụ như bé đã biết ngáp, mở miệng cười khi vui, biết nhăn mặt, thè lưỡi, nheo mắt, chớp mắt… Mẹ sẽ dễ dàng biết được điều này thông qua các hình ảnh siêu âm thai khi đi khám.

Không chỉ vậy thai 32 tuần tuổi cũng đang phát triển thị lực khá tốt, lúc này các bé đã có thể nhận diện được ánh sáng, bé đã biết phản ứng lại với ánh sáng mạnh khi chiếu thẳng vào bụng bằng viẹc nhắm mắt lại hoặc là quay đầu đi.

Bên cạnh đó do sự phát triển của lớp mỡ dưới da nên làn da của bé trở nên căng tròn và mềm mịn hơn, các móng tay và móng chân cũng như tóc của bé phát triển rất nhanh. Lớp lông tông tơ chuyên bao phủ cơ thể bé cũng bắt đầu rụng dần cho tới khi ra đời.

Cũng ở thời kỳ này, cơ quan bài tiết của trẻ đã và đang hoạt động tốt, việc bài tiết nước tiểu trơn tru hơn. Hơn nữa do bàng quang của bé còn khá nhỏ nên việc bài tiết diễn ra khá thường xuyên. Nước tiểu được bài tiết ra trong nước ối và thải ra ngoài.

Mẹ thay đổi ra sao khi mang thai ở tuần thứ 32?

- Các mẹ có thể gặp phải các vấn đề về rối loạn tiêu hoá như trào ngược, nôn, ợ nóng hay khó tiêu. Điều này xảy ra do tử cung của mẹ giãn nở lớn tạo áp lực lên dạ dày. Để khắc phục, mẹ cần chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

- Cũng ở thời điểm thai 32 tuần tuổi, các triệu chứng đau lưng và đau vùng bụng dưới sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Đôi khi đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ sinh non nên mẹ cần chú ý nếu đau nhiều ra máu cần phải đến viện ngay.

 Triệu chứng đau lưng sẽ xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn 32 tuần.

Triệu chứng đau lưng sẽ xuất hiện nhiều hơn ở giai đoạn 32 tuần.

>> Tìm hiểu thêm: Thai 34 tuần tuổi phát triển thế nào và cần bổ sung gì?

- Việc đi lại của mẹ ở giai đoạn thai 32 tuần cũng khó khăn hơn nhiều. Do kích thước bụng to và nặng nề, mẹ còn không thể nhìn thấy được bàn chân của mình, dễ gây mất thăng bằng, do đó cần chú ý cẩn thận khi đi t cầu thang, bước từ từ…

- Nhiều mẹ bầu còn cảm thấy đau và tê cứng ở các ngón tay, ở cổ tay và bàn tay. Nhiều trường hợp tay còn sưng và bị tích nước, sưng phù, phù cả chân.

Khám thai 32 tuần tuổi - cột mốc khám thai quan trọng 

Giai đoạn thai 32 tuần cũng là lúc mẹ cần phải đi khám siêu âm thai, đây là một trong số các cột mốc khám thai vô cùng quan trọng mà mẹ không được bỏ qua. Thông thường bác sỹ sẽ chỉ định mẹ siêu âm thai 3D hoặc 4D, đây cũng là cột mốc khám thai quan trọng cuối cùng trong suốt quá trình mang thai.

- Bác sỹ sẽ siêu âm để kiểm tra toàn diện về tim thai, não bộ cũng như các cơ quan nội tạng khác xem đã phát triển đầy đủ chưa, có dấu hiệu bất thường nào không. 

- Đồng thời còn tiến hành đo chiều dài, đo cân nặng của bé xem có đạt chuẩn hay chưa.

 Siêu âm thai 32 tuần để xác định ngôi thai.

Siêu âm thai 32 tuần để xác định ngôi thai.

- Thực hiện kiểm tra lấy chỉ số của nước ối để xem thai nhi có bị thiếu nước ối hay thừa ối không, kiểm ra xem việc lưu thông máu có diễn ra tốt hay không…

- Bên cạnh đó việc khám thai 32 tuần tuổi còn giúp mẹ được xác định ngôi thai bé nằm ở đâu, ngôi thai đã thuận hay ngược. Dựa vào đó mà sẽ có phương án xử lý phù hợp với tình trạng này nhằm giúp em bé chào đời an toàn.

>> Có thể bạn quan tâm:

Mua Oatrumkidsnew ở
Hà Nội
Bấm để xem
Mua Oatrumkidsnew nơi
bạn gần nhất
Bấm để xem
5 - 1 đánh giá
Bình luận
scrolltop
DMCA.com Protection Status
https://www.high-endrolex.com/46